5 điểm nóng cần lưu ý  khi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung tiếp tục leo thang

5 điểm nóng cần lưu ý khi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung tiếp tục leo thang

18:03 22/05/2020

Sau một thời gian bình thường hóa quan hệ thể hiện qua việc ký kết thỏa thuận thương mại vào tháng 1, mối quan hệ Mỹ-Trung đã xấu đi đáng kể trong vài tháng qua. Đại dịch Covid-19, đã tạo nên một  khía cạnh chết chóc cho mối quan hệ vốn đã không ngọt ngào này.

Nhiều điểm nóng đã được kích hoạt trong tuần này, và các nhà quan sát sẽ theo dõi cuộc họp Quốc hội thường niên kéo dài một tuần của Trung Quốc, bắt đầu từ thứ Sáu này, nơi Thủ tướng Lý Khắc Cường và các quan chức cấp cao khác đưa ra kế hoạch cho quốc phòng, ngoại giao và một loạt vấn đề khác - bao gồm cả quan hệ với Mỹ.

Dưới đây là 5 lĩnh vực mà hai quốc gia còn xung đột, tranh chấp:

Thương mại

Việc ký kết một thỏa thuận về quan hệ thương mại và kinh tế vào tháng 1 hàm ý là một khởi đầu mới cho hai quốc gia, khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố rằng “mối quan hệ của chúng tôi với Trung Quốc là tốt nhất từ ​​trước đến nay”. Để thực hiện thỏa thuận này, Trung Quốc đã dỡ bỏ các hạn chế đối với nhiều loại hàng nông sản nhập khẩu từ Mỹ bao gồm thịt bò và gia cầm, tiếp tục cởi mở hơn trong ngành tài chính và đưa ra tiêu định hướng về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.

Trọng tâm của thỏa thuận là những hứa hẹn của Trung Quốc việc sẽ mua thêm hàng hóa và dịch vụ của Mỹ, nhưng ngay cả trước khi có sự xuất hiện của virus corona, các nhà phân tích đã đặt câu hỏi liệu những mục tiêu đó có thực tế hay không. Giờ đây, khi mà cả nhu cầu của Trung Quốc và năng lực sản xuất và vận chuyển của Mỹ đều suy yếu do virus - và giá năng lượng và các hàng hóa khác đều giảm - những lời hứa đó thậm chí còn nằm ngoài khả năng của hai bên. Trung Quốc đang cách khá xa mục tiêu họ cần đạt được trong năm 2020.

Kevin Hassett, một trợ lý của Trump, nói với CNBC vào thứ Hai rằng trong khi Trung Quốc dường như đang tuân thủ thỏa thuận thương mại trước khi có virus, thì đại dịch đã tái khởi động lại “sự căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc”. Nếu những căng thẳng đó leo thang, việc không đạt được các điều khoản thỏa thuận có thể khiến nó sụp đổ.

Đài Loan, Hong Kong

Những bất đồng dai dẳng giữa Mỹ và Trung Quốc liên quan Đài Loan đã nóng lên trong những tuần gần đây. Hai bên tranh cãi về việc Đài Loan có thể tham dự một cuộc họp của Tổ chức Y tế Thế giới gần đây hay không, và Trung Quốc chỉ trích Ngoại trưởng Mỹ Michael Pompeo đã ra tuyên bố chúc mừng Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn khi bà nhậm chức nhiệm kỳ thứ hai – điều này phá vỡ những cam kết trước đây của Mỹ. Bộ Quốc phòng Trung Quốc trong tuần này đã tố cáo hành động của ông Pompeo là “sai lầm và rất nguy hiểm”, ông đã nói rằng quân đội sẽ thực hiện mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ vững chắc chủ quyền của Trung Quốc. Bộ Ngoại giao Trung Quốc còn đe dọa trả đũa riêng. Trung Quốc coi hòn đảo dân chủ (Đài Loan) là một tỉnh.

Trong khi đó, các nhà lập pháp đối lập ở Hồng Kông cảnh báo tình trạng của họ, một trung tâm tài chính quốc tế đang gặp nguy hiểm sau khi Trung Quốc công bố kế hoạch để kiềm chế bất đồng bằng cách đưa một đạo luật an ninh quốc gia mới vào điều lệ của thành phố. Quốc hội Trung Quốc đã xác nhận kế hoạch thông qua “dự luật thành lập một cơ chế thực thi" để đảm bảo an ninh quốc phòng cho Hồng Kông, mà không cung cấp chi tiết.

Đầu tháng này, ông Pompeo đã trì hoãn một báo cáo sắp tới về quyền tự chủ của Hồng Kông, những cơ sở cho các đặc quyền thương mại đặc biệt từ lâu đã giúp củng cố vị thế là một trung tâm tài chính hàng đầu. Thành phố đang chuẩn bị bước vào một mùa hè tiềm ẩn rủi ro và đầy bất ổn trong bối cảnh các cuộc biểu tình chống lại Trung Quốc tái xuất hiện.

Công nghệ

Trong những năm gần đây, chính quyền Mỹ liên tục xử phạt các công ty công nghệ Trung Quốc như Huawei và ZTE Corp, vì vi phạm các chế tài của Mỹ. Các công ty này bị đưa vào danh sách đen và bị cáo buộc là mối đe dọa đối với an ninh của Mỹ.

Trong những động thái mới nhất, vào thứ 6 tuần trước, Bộ Thương mại Mỹ cho biết, họ yêu cầu bất cứ công ty sản xuất chip điện tử nước ngoài nào sử dụng công nghệ Mỹ đều phải được cấp phép trước khi bán cho các công ty như Huawei và công ty công nghệ khác của Trung Quốc như SenseTime Group Ltd và Megvii Technology Ltd.

Trái lại, Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết họ phản đối các quy tắc mới và sẽ thực hiện mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền và lợi ích của các công ty Trung Quốc. Huawei cảnh báo những quy tắc và hạn chế sẽ tạo nên một mức giá “khủng khiếp” trên thị trường công nghệ toàn cầu.

Virus Corona

Hai quốc gia liên tục đưa ra những cáo buộc gay gắt về việc xử lý sự bùng phát của virus Corona. Công kích gần đây nhất liên quan tới vấn đề này là việc tổng thống Trump cáo buộc và đổ lỗi cho chủ tịch nước Trung Quốc – Tập Cận Bình, sau một lá thư ông gửi đến WHO vào hôm thứ Hai, cáo buộc tổ chức quá thân thiết với Trung Quốc.

Các bài đăng của Trump trên Twitterlà một phần của cuộc chiến, trong đó bao gồm các hàm ý về việc virus đã thoát khỏi một phòng thí nghiệm ở trung tâm thành phố Vũ Hán. Các nhà ngoại giao và truyền thông nhà nước Trung Quốc đã tiến hành chiến dịch của riêng họ để đẩy lùi các tuyên bố rằng Bắc Kinh chịu trách nhiệm về đại dịch toàn cầu để gây hiểu lầm cho thế giới, cố gắng làm dấy lên nghi ngờ về việc liệu virus này có lây nhiễm cho người ở Vũ Hán hay không và thậm chí còn ám chỉ rằng quân đội Mỹ đã mang đến virus vào thành phố.

Quan hệ tài chính

Ngay cả khi thỏa thuận thương mại đã bảo đảm tăng khả năng tiếp cận Trung Quốc cho các công ty Mỹ, Mỹ đang tìm cách tăng cường kiểm soát mối quan hệ tài chính và kinh tế giữa hai quốc gia. Một quan chức của Mỹ nói rằng Reuters đang nỗ lực để giảm bớt sự phụ thuộc của chuỗi cung ứng vào Trung Quốc, một quan chức nói với Reuters hồi đầu tháng này.

Tuần này, Thượng viện đã phê chuẩn áp dụng luật pháp có thể dẫn đến hủy niêm yết các công ty Trung Quốc giao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán Mỹ và kế hoạch tiết kiệm hưu trí cho công nhân liên bang vào tuần trước đã  trì hoãn một kế hoạch bao gồm việc đầu tư vào cổ phiếu Trung Quốc, nguyên nhân do áp lực từ chính quyền Trump và một số nhà lập pháp trong Quốc hội.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Áp lực kép đè nặng lên USD: Thâm hụt, dòng vốn và kỳ vọng tăng trưởng
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Áp lực kép đè nặng lên USD: Thâm hụt, dòng vốn và kỳ vọng tăng trưởng

Đồng USD đang đối mặt với áp lực suy yếu khi định giá vẫn ở mức cao bất thường, trong khi dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Mỹ có dấu hiệu chững lại. Thâm hụt tài khoản vãng lai lớn cùng kỳ vọng tăng trưởng kinh tế Mỹ giảm sút đang khiến đồng tiền này dễ tổn thương hơn. Nếu xu hướng này tiếp diễn, USD có thể bước vào một chu kỳ điều chỉnh sâu như từng thấy trong quá khứ.
Thị trường Mỹ có vẻ đã có đáy, nhưng quá trình phục hồi sẽ mất khá nhiều thời gian
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Thị trường Mỹ có vẻ đã có đáy, nhưng quá trình phục hồi sẽ mất khá nhiều thời gian

Sau cú sốc thuế quan bất ngờ từ Nhà Trắng hồi đầu tháng 4, thị trường tài chính Mỹ chao đảo trong làn sóng bất định và hoảng loạn. Tuy nhiên, những dấu hiệu mới đây cho thấy thời điểm tồi tệ nhất có thể đã qua. Khi chính quyền bắt đầu thúc đẩy đàm phán thương mại và các chỉ báo rủi ro như VIX hay bất định chính sách dần hạ nhiệt, nhà đầu tư kỳ vọng vào một giai đoạn ổn định hơn phía trước. Dẫu vậy, lịch sử nhấn mạnh: sự phục hồi sẽ không đến nhanh chóng, mà là cả một quá trình dò đáy chậm rãi và nhiều thử thách.
Thuế vi mạch: Giải pháp hay gánh nặng cho nền kinh tế Mỹ?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Thuế vi mạch: Giải pháp hay gánh nặng cho nền kinh tế Mỹ?

Chính phủ Mỹ đang xem xét áp thuế đối với vi mạch nhập khẩu, một bước đi có thể làm thay đổi toàn bộ chuỗi cung ứng thiết bị điện tử. Tuy nhiên, việc này không chỉ tác động đến giá thành của các sản phẩm công nghệ, mà còn có thể dẫn đến những hệ quả không ngờ, từ việc chuyển dịch sản xuất ra nước ngoài cho đến ảnh hưởng đến sự tự cung tự cấp trong ngành công nghiệp vi mạch. Liệu thuế vi mạch có thực sự giải quyết được những vấn đề lớn như cạnh tranh với Trung Quốc và gia tăng sản xuất trong nước, hay chỉ đơn giản là một chiêu thức để đối phó với những thách thức toàn cầu hóa?
Đồng USD suy yếu: Mối nguy hiểm đối với lợi nhuận doanh nghiệp toàn cầu
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Đồng USD suy yếu: Mối nguy hiểm đối với lợi nhuận doanh nghiệp toàn cầu

Sự suy yếu của đồng bạc xanh và các chính sách thương mại của Tổng thống Donald Trump đang dấy lên lo ngại lớn đối với lợi nhuận của các công ty, đặc biệt là tại châu Âu. Việc đồng bạc xanh rớt xuống mức thấp nhất trong nhiều năm đã khiến các công ty xuất khẩu bị ảnh hưởng nặng nề, khi lợi nhuận từ thị trường Mỹ bị suy giảm khi chuyển đổi về các đồng tiền khác. Trong bối cảnh này, các chiến lược gia và nhà đầu tư đang tìm kiếm giải pháp cho những rủi ro mới, đặc biệt là trong mùa báo cáo lợi nhuận sắp tới.
Thị trường Mỹ giữa ngã ba đường: Phá đỉnh hay rơi về vực sâu?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Thị trường Mỹ giữa ngã ba đường: Phá đỉnh hay rơi về vực sâu?

Thị trường tài chính Mỹ đang rơi vào trạng thái lửng lơ khó đoán, ngay cả những ngưỡng kỹ thuật quen thuộc cũng mất đi ý nghĩa vốn có. Chỉ số S&P 500 chật vật trước mốc 5,450 như thể bị một bàn tay vô hình chặn lại, trong khi lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm dù có lúc sụt sâu vẫn ngoan cố bật lại quanh vùng 4.25%. Phải chăng thị trường đang chuẩn bị cho một cú rẽ lớn?
Khi nào căng thẳng thương mại Mỹ - Trung thực sự được giải quyết?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Khi nào căng thẳng thương mại Mỹ - Trung thực sự được giải quyết?

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đều nhận thấy lợi ích chiến lược khi trở lại bàn đàm phán thương mại. Mức thuế bổ sung 145% mà chính quyền Washington áp dụng đối với nhiều mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, cùng với mức thuế đáp trả 125% từ phía Bắc Kinh, đều không thể duy trì lâu dài.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ