Yên Nhật chạm đáy kỹ thuật: Đâu là cơ hội cho nhà giao dịch?

Yên Nhật chạm đáy kỹ thuật: Đâu là cơ hội cho nhà giao dịch?

Phạm Phương Anh

Phạm Phương Anh

Junior Editor

10:27 06/03/2025

Đồng Yên Nhật đang yếu đi do nhiều nguyên nhân, tuy vẫn chưa có dấu hiệu rõ ràng cho thấy sẽ giảm mạnh. Những lo ngại về thuế quan, cùng với lợi suất trái phiếu Mỹ tăng trở lại đang đẩy tỷ giá USD/JPY lên cao. Mặt khác, dự đoán Ngân hàng Trung ương Nhật sẽ tăng lãi suất, điều này sẽ hỗ trợ cho đồng Yên.

Đồng Yên Nhật suy yếu trong phiên giao dịch châu Á hôm thứ Năm, dù vẫn giữ gần mức cao nhất trong nhiều tháng so với đồng USD đạt được tuần này. Thị trường lo ngại về việc Tổng thống Trump có thể áp thuế mới lên Nhật Bản, cùng với lợi suất trái phiếu Mỹ phục hồi và tâm lý thị trường tích cực, đã khiến đồng Yên - vốn là tài sản an toàn trú ẩn an toàn, sụt giảm. Tuy nhiên, thị trường đang gia tăng kỳ vọng Ngân hàng Trung ương Nhật (BoJ) sẽ tiếp tục nâng lãi suất, điều này có thể ngăn các nhà đầu cơ đặt cược mạnh vào việc Yên sụt giảm.

Đồng thời, dự đoán BoJ sẽ có chính sách hawkish đang đẩy lợi suất trái phiếu chính phủ Nhật lên cao. Ngược lại, lợi suất trái phiếu Mỹ vẫn gần mức thấp nhất trong năm vì lo ngại thuế quan của Trump có thể làm kinh tế Mỹ chậm lại, buộc Fed phải giảm lãi suất nhiều lần trong năm 2025. Khoảng cách lợi suất Mỹ-Nhật thu hẹp sẽ giúp hạn chế đà giảm của Yên và kìm hãm đà tăng của tỷ giá USD/JPY trong bối cảnh đồng USD đang yếu đi.

Một số yếu tố tác động thị trường

  • Cuộc hội đàm giữa Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy với Tổng thống Mỹ Donald Trump kết thúc bất thành vào thứ Sáu. Một quan chức Nhà Trắng xác nhận Hoa Kỳ đã tạm dừng viện trợ quân sự cho Ukraine, làm gia tăng bất ổn trên thị trường tài chính.
  • Các mức thuế quan của Trump áp lên hàng hóa Mexico và Canada sẽ chính thức có hiệu lực hôm nay, song song với thuế suất mới 10% đối với hàng hóa Trung Quốc. Bộ Thương mại Trung Quốc tuyên bố sẽ triển khai các biện pháp đối phó cần thiết để bảo vệ quyền lợi hợp pháp.
  • Trump khẳng định vào thứ Hai rằng ông đã cảnh báo lãnh đạo Trung Quốc và Nhật Bản không được phá giá tiền tệ so với đồng USD, nhấn mạnh rằng hành động này sẽ khiến các ngành công nghiệp Mỹ rơi vào thế bất lợi cạnh tranh.
  • Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Katsunobu Kato tuyên bố vào thứ Ba rằng quốc gia này không theo đuổi chính sách phá giá đồng nội tệ và đã xác nhận "quan điểm căn bản về chính sách tiền tệ" với Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Scott Bessent.
  • Tại cuộc họp báo, Bộ trưởng Kinh tế Nhật Bản Ryosei Akazawa nhấn mạnh chính phủ chỉ can thiệp vào thị trường tiền tệ khi biến động mang tính "đầu cơ".
  • Số liệu công bố sớm thứ Ba cho thấy tỷ lệ thất nghiệp tại Nhật Bản bất ngờ tăng từ 2.4% lên 2.5% trong tháng 1, trong khi các doanh nghiệp Nhật Bản cắt giảm đầu tư cho nhà máy và thiết bị 0.2% trong quý IV/2024.
  • Chỉ số PMI sản xuất của Viện Quản lý Cung ứng (ISM) suy giảm xuống 50.3 trong tháng 2 từ mức 50.9 của tháng trước, trong khi Chỉ số giá đầu vào tăng vọt lên 62.4 - gần mức cao nhất trong ba năm - phản ánh lo ngại về thuế quan hàng nhập khẩu.
  • Giới đầu tư ngày càng lo ngại các chính sách của Trump sẽ thúc đẩy áp lực lạm phát và hạn chế hoạt động sản xuất trong các lĩnh vực công nghiệp then chốt. Tình huống này có thể buộc Cục Dự trữ Liên bang phải đẩy nhanh tiến trình cắt giảm lãi suất, từ đó tạo áp lực giảm lên đồng USD.

Phân tích kỹ thuật

fxsoriginal

Biểu đồ USD/JPY trong khung thời gian ngày

Về phương diện kỹ thuật, cặp USD/JPY đã biến động trong một phạm vi quen thuộc trong khoảng hai tuần qua. Sau đợt giảm mạnh gần đây từ vùng 159.00 (mức cao nhất từ đầu năm ghi nhận vào tháng 1), điều này có thể được xem là giai đoạn tích lũy trong xu hướng giảm. Thêm vào đó, các chỉ báo trên biểu đồ ngày vẫn đang ở sâu trong vùng tiêu cực và chưa chạm ngưỡng quá bán, tiếp tục củng cố khả năng giảm sâu hơn nữa.

Nếu phe bán tiếp tục chiếm ưu thế, tỷ giá có thể tiếp tục giảm xuống dưới ngưỡng hỗ trợ 148.40 và tiến về vùng 148.00 (đáy nhiều tháng đạt được vào thứ Ba). Sụt giảm sâu hơn, đây sẽ là tín hiệu mới cho phe bán và có thể đẩy nhanh đà giảm của USD/JPY xuống 147.35 và tiến tới mốc 147.00.

Ngược lại, khu vực 149.45-149.50 hiện đang đóng vai trò kháng cự gần nhất, trước khi đến vùng 149.75 và mốc tâm lý 150.00. Nếu cặp tiền vượt qua được mức này, có thể sẽ kích hoạt đợt phục hồi ngắn do nhà đầu tư đóng vị thế bán và đẩy cặp USD/JPY lên kháng cự tiếp theo quanh 150.55-150.60. Tuy nhiên, bất kỳ đà tăng nào xa hơn có thể bị xem là cơ hội để bán gần mốc 151.00 và khó có thể vượt qua đỉnh trong tuần tại 151.30.

FX Street

Broker listing

Cùng chuyên mục

Giá vàng giữ vững xu hướng tăng trên $3,200 bất chấp khẩu vị rủi ro phục hồi
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Giá vàng giữ vững xu hướng tăng trên $3,200 bất chấp khẩu vị rủi ro phục hồi

Giá vàng lấy lại đà tăng tích cực khi sự bất ổn về thuế quan của Mỹ tiếp tục hỗ trợ các tài sản trú ẩn an toàn. Đặt cược vào việc Fed cắt giảm lãi suất mạnh mẽ vào năm 2025 tiếp tục khiến USD giảm giá và cũng có lợi cho cặp XAU/USD. Việc tạm hoãn thuế quan của Trump cải thiện tâm lý rủi ro toàn cầu.
Phân tích kỹ thuật AUD/JPY: Đà phục hồi bị chặn gần ngưỡng kháng cự quan trọng trong khi xu hướng giảm vẫn tiếp diễn

Phân tích kỹ thuật AUD/JPY: Đà phục hồi bị chặn gần ngưỡng kháng cự quan trọng trong khi xu hướng giảm vẫn tiếp diễn

Cặp AUD/JPY đã tăng nhẹ trong phiên giao dịch hôm thứ Sáu, hướng tới vùng 90.30. Bất chấp đà tăng giá trong ngày, bức tranh kỹ thuật về tổng thể vẫn tiêu cực, khi cặp tiền vẫn đang gặp khó khăn bên dưới một số mức kháng cự quan trọng và các đường trung bình động dài hạn.
Vàng tăng vọt lên mức cao kỷ lục khi chiến tranh thương mại bùng nổ, USD giảm xuống mức thấp nhất trong 35 tháng

Vàng tăng vọt lên mức cao kỷ lục khi chiến tranh thương mại bùng nổ, USD giảm xuống mức thấp nhất trong 35 tháng

Giá vàng tiếp tục tăng trong ngày thứ ba liên tiếp vào thứ Sáu, đạt mức cao kỷ lục mới tại 3.245 USD/oz. Mức tăng hơn 2% được ghi nhận trong bối cảnh chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc leo thang và tác động của nó đối với nền kinh tế toàn cầu.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ