USD/JPY nhúng nhẹ xuống 154. Do USD yếu đi hay do Yên mạnh lên?

USD/JPY nhúng nhẹ xuống 154. Do USD yếu đi hay do Yên mạnh lên?

Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

10:03 18/04/2024

USD/JPY tiếp tục giảm phiên thứ hai liên tiếp, nhúng xuống mốc 154 trước khi giao dịch quanh mức 154.10 vào phiên Á. Sự suy yếu của đồng USD đang tạo áp lực lên cặp USD/JPY.

Mặt khác, đồng Yên Nhật có thể được hỗ trợ bởi thặng dư cán cân thương mại của Nhật Bản trong tháng 3. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Nhật Bản đã cải thiện lên thặng dư 366.5 tỷ yên so với mức thâm hụt 377.8 tỷ yên trước đó. Ngoài ra, đồng Yên Nhật có thể được củng cố do dòng vốn tìm kiếm nơi trú ẩn, có thể do tâm lý e ngại rủi ro gia tăng giữa căng thẳng địa chính trị leo thang ở Trung Đông.

Tổng thống Mỹ, Joe Biden đã có bài phát biểu tại trung tâm ngành công nghiệp thép của Mỹ ở Pittsburgh vào thứ Tư, kêu gọi tăng cường áp lực lên ngành thép Trung Quốc. Theo CBS News, ông đã thúc giục Đại diện Thương mại Hoa Kỳ, Katherine Tai xem xét đến việc tăng gấp ba mức thuế quan đối với các sản phẩm thép và nhôm từ Trung Quốc (hiện tại là 7.5%). Diễn biến này có thể thúc đẩy thị trường Nhật Bản và hỗ trợ đồng Yên Nhật.

Chưa kể, chỉ số CPI của Nhật Bản dự kiến sẽ được công bố vào thứ Sáu và kỳ vọng của thị trường đang nghiêng về việc chỉ số này sẽ giảm nhẹ trong tháng 3. Mặt khác, kỳ vọng Fed duy trì lãi suất ở mức cao trong một thời gian dài, được hỗ trợ bởi sức mạnh của nền kinh tế Mỹ và lạm phát dai dẳng, đóng vai trò như một đối trọng với áp lực giảm giá trên cặp USD/JPY.

Chủ tịch Fed chi nhánh Cleveland, Loretta Mester đã có bài phát biểu vào thứ Tư, lưu ý rằng lạm phát đang cao hơn dự kiến và Fed cần có thêm bằng chứng để xác nhận tính bền vững của mục tiêu lạm phát 2%. Bà cho biết thêm rằng chính sách tiền tệ hiện đang ở vị trí tốt, với khả năng cắt giảm lãi suất nếu điều kiện thị trường lao động xấu đi.

Ngoài ra, Thống đốc Fed - Michelle Bowman nhận xét rằng tốc độ giảm lạm phát đang chậm lại và có thể ngừng hoàn toàn. Bà Bowman cũng đề cập rằng chính sách tiền tệ hiện đang ở mức hạn chế và thời gian sẽ trả lời liệu mức độ này có đủ hay không.

USD/JPY đồ thị ngày

USD/JPY giảm hai phiên liên tiếp. Tuy nhiên, có thể xem đây là phản ứng bình thường của giá khi vừa vượt đỉnh và chạm mức cao mới sau nhiều năm. Bên cạnh đó, khó có thể xem đây là nhịp điều chỉnh vì giá vẫn chưa thể phá qua mức thấp của phiên ngày 16/04. Vì thế, nhà đầu tư chưa nên vội vàng mở vị thế bán khống. Xu hướng chung vẫn đang nghiêng về xu hướng tăng. Vùng hỗ trợ tiềm năng cho giá là vùng 152 - 153. Kháng cự chính vẫn là mức đỉnh từ năm 1990 tại 160.

FXStreet

Broker listing

Cùng chuyên mục

Các nhà đầu tư trái phiếu đã "ghìm cương" Trump như thế nào?
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Các nhà đầu tư trái phiếu đã "ghìm cương" Trump như thế nào?

Khi thuế quan của Trump có hiệu lực, thị trường trái phiếu Kho bạc đã lao dốc. Nhiều nhà đầu tư trái phiếu lo ngại rằng các loại thuế này sẽ đẩy nhanh lạm phát và làm giảm nhu cầu nước ngoài đối với tài sản của Hoa Kỳ, bắt đầu bán tháo để gây áp lực buộc chính quyền phải đảo ngược tình thế.
Trung Quốc "vui vẻ về nhì" trong cuộc đua AI
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Trung Quốc "vui vẻ về nhì" trong cuộc đua AI

Washington dường như quyết tâm giành thế thượng phong trong cuộc chạy đua vũ trang AI bằng bất cứ giá nào, kể cả là thiệt hại cho chính phe mình. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu Trung Quốc không cố gắng giành chiến thắng?
Giá vàng giữ vững xu hướng tăng trên $3,200 bất chấp khẩu vị rủi ro phục hồi
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Giá vàng giữ vững xu hướng tăng trên $3,200 bất chấp khẩu vị rủi ro phục hồi

Giá vàng lấy lại đà tăng tích cực khi sự bất ổn về thuế quan của Mỹ tiếp tục hỗ trợ các tài sản trú ẩn an toàn. Đặt cược vào việc Fed cắt giảm lãi suất mạnh mẽ vào năm 2025 tiếp tục khiến USD giảm giá và cũng có lợi cho cặp XAU/USD. Việc tạm hoãn thuế quan của Trump cải thiện tâm lý rủi ro toàn cầu.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ