USD/JPY: Hành trình tìm lại đỉnh cao sau gần 34 năm

USD/JPY: Hành trình tìm lại đỉnh cao sau gần 34 năm

Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

15:09 17/04/2024

Cặp USD/JPY dao động quanh mức 154.50 trong phiên Âu, gần với mức đỉnh 154.78 - đỉnh cao nhất kể từ tháng 6 năm 1990.

Sự điều chỉnh giảm của đồng USD đang tạo áp lực lên cặp USD/JPY. Tuy nhiên, kỳ vọng về việc Fed duy trì lãi suất ở mức cao trong thời gian dài hơn, do lạm phát dai dẳng và nền kinh tế Mỹ lại có sức chống chịu khá tốt, đã giúp cân lại xu hướng giảm của cặp USD/JPY.

Phát biểu của Chủ tịch Fed Jerome Powell tại Diễn đàn Washington diễn ra vào thứ Ba có thể đã hỗ trợ cho đồng USD. Ông Powell nhấn mạnh rằng dữ liệu gần đây cho thấy tiến bộ hạn chế trong việc kiểm soát lạm phát trong năm nay. Vì vậy, sẽ nhiều thời gian hơn để đạt được mục tiêu 2%. Bình luận này có thể đã góp phần củng cố lập trường “hawkish” của Fed và hỗ trợ đồng USD, theo Reuters.

Mặt khác, đồng Yên có thể được hỗ trợ bởi sự chuyển biến sang thặng dư trong cán cân thương mại của nước này vào tháng 3. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đã cải thiện từ mức thâm hụt 377.8 tỷ Yên trước đó lên 366.5 tỷ Yên. Ngoài ra, một cuộc khảo sát tư nhân cho thấy niềm tin của các nhà sản xuất tại Nhật Bản giảm sút trong tháng 4 do đồng Yên yếu hơn khiến chi phí nhập khẩu tăng lên.

Hơn nữa, đồng Yên có thể được hỗ trợ bởi dòng tiền đổ vào các tài sản trú ẩn, có thể do tâm lý e ngại rủi ro gia tăng. Các nhà đầu tư đang theo dõi sát sao phản ứng của Israel đối với cuộc không kích của Iran vào thứ Bảy. Báo cáo của Reuters cho biết cuộc họp lần thứ ba của Nội các chiến tranh Israel, dự kiến ​​ban đầu vào hôm thứ Ba, đã được hoãn sang thứ Tư để thảo luận về phản ứng đối với cuộc tấn công trực tiếp chưa từng có của Iran.

Các nhà giao dịch đang chờ đợi dữ liệu CPI của Nhật Bản do Cục Thống kê Nhật Bản công bố vào thứ Sáu. Dự báo thị trường cho thấy chỉ số CPI của Nhật Bản sẽ giảm nhẹ trong tháng 3.

Phân tích kỹ thuật

Dưới góc độ kỹ thuật, cặp USD/JPY vẫn đang trong một xu hướng tăng. Tuy nhiên, chỉ báo RSI đang tiến khá sâu vào vùng quá mua mà có dấu hiệu quay đầu giảm từ đỉnh. Vì vậy, nếu có nhịp điều chỉnh thì cũng là điều dễ hiểu. Trong trường hợp xảy ra điều chỉnh, vùng 152 - 153 sẽ là vùng hỗ trợ rất mạnh vì đây là nơi giao thoa của nhiều đỉnh cũ và đồng thời cũng là vùng tích lũy trước nhịp break-out đỉnh lịch sử. Kháng cự tiềm năng sẽ là mốc 160, tương ứng mức đỉnh năm 1990.

Nhìn chung, cửa tăng là vẫn có, nhưng Chính phủ Nhật Bản sẽ không đứng yên nhìn tỷ giá cán mốc 160. Quan trọng vẫn là điểm vào. Một điểm vào đẹp sẽ mang lại cho nhà đầu tư một tâm thế giao dịch tốt hơn và hạn chế rất nhiều rủi ro.

USD/JPY đồ thị ngày

FXStreet

Broker listing

Cùng chuyên mục

Các nhà đầu tư trái phiếu đã "ghìm cương" Trump như thế nào?
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Các nhà đầu tư trái phiếu đã "ghìm cương" Trump như thế nào?

Khi thuế quan của Trump có hiệu lực, thị trường trái phiếu Kho bạc đã lao dốc. Nhiều nhà đầu tư trái phiếu lo ngại rằng các loại thuế này sẽ đẩy nhanh lạm phát và làm giảm nhu cầu nước ngoài đối với tài sản của Hoa Kỳ, bắt đầu bán tháo để gây áp lực buộc chính quyền phải đảo ngược tình thế.
Trung Quốc "vui vẻ về nhì" trong cuộc đua AI
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Trung Quốc "vui vẻ về nhì" trong cuộc đua AI

Washington dường như quyết tâm giành thế thượng phong trong cuộc chạy đua vũ trang AI bằng bất cứ giá nào, kể cả là thiệt hại cho chính phe mình. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu Trung Quốc không cố gắng giành chiến thắng?
Giá vàng giữ vững xu hướng tăng trên $3,200 bất chấp khẩu vị rủi ro phục hồi
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Giá vàng giữ vững xu hướng tăng trên $3,200 bất chấp khẩu vị rủi ro phục hồi

Giá vàng lấy lại đà tăng tích cực khi sự bất ổn về thuế quan của Mỹ tiếp tục hỗ trợ các tài sản trú ẩn an toàn. Đặt cược vào việc Fed cắt giảm lãi suất mạnh mẽ vào năm 2025 tiếp tục khiến USD giảm giá và cũng có lợi cho cặp XAU/USD. Việc tạm hoãn thuế quan của Trump cải thiện tâm lý rủi ro toàn cầu.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ