Trước thềm cuộc họp ECB: 5 câu hỏi dành cho ngân hàng này

Trước thềm cuộc họp ECB: 5 câu hỏi dành cho ngân hàng này

Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

20:14 08/04/2024

Các nhà giao dịch tin rằng ECB gần như chắc chắn sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất vào tháng 6, họ chỉ cần tín hiệu "bật đèn xanh" từ các nhà hoạch định chính sách vào thứ Năm.

Lạm phát đã giảm xuống gần sát mức mục tiêu 2% của ECB vào tháng 3, mở đường cho ngân hàng này đi trước Fed và các ngân hàng trung ương lớn khác trong việc nới lỏng chính sách tiền tệ.

"Thị trường đang tìm kiếm sự xác nhận cho việc cắt giảm lãi suất sẽ diễn ra vào tháng 6", Guy Miller, chiến lược gia trưởng thị trường của Zurich Insurance Group cho biết.

"Nếu bạn không thực hiện, thì bạn có nguy cơ khiến thị trường xáo động."

1. Liệu việc cắt giảm lãi suất vào tháng 6 có chắc chắn?

Hầu như chắc chắn, vì nhiều nhà hoạch định chính sách đã báo hiệu đó là ngày bắt đầu có khả năng cho việc nới lỏng.

Ngay cả quan chức theo đường hướng cứng rắn như Thống đốc ngân hàng trung ương Hà Lan Klaas Knot cũng cho biết ông dự kiến NHTW sẽ cắt giảm vào tháng 6. Robert Holzmann của Áo, được coi là người theo đường hướng cứng rắn hàng đầu, cũng không phản đối điều này.

Frederik Ducrozet, Giám đốc nghiên cứu vĩ mô tại Pictet Wealth Management, cho biết ECB muốn thấy dữ liệu nhìn chung phù hợp với dự đoán của họ để thực hiện cắt giảm lãi suất, thay vì cần phải cải thiện giống như định hướng của Fed.

Một mối lo ngại tiềm ẩn vẫn là lạm phát dịch vụ, duy trì ở mức 4% trong nhiều tháng, phản ánh mức tăng lương tương đối nhanh.

2. ECB sẽ nói gì trong tuần này?

Ngân hàng này có khả năng sẽ báo hiệu việc cắt giảm lãi suất sắp tới. Câu hỏi là thông điệp của họ về thời điểm tháng 6 như thế nào.

Các nhà phân tích cho biết, nếu ECB chọn thận trọng, họ có thể nói rằng dữ liệu đang đi đúng hướng để cắt giảm hoặc họ có thể báo hiệu động thái này phụ thuộc vào dữ liệu mà họ sẽ thấy trước tháng 6.

Dữ liệu tuần trước cho thấy lạm phát giảm bất ngờ xuống 2.4% vào tháng 3 có thể sẽ củng cố niềm tin cho ECB sau khi họ hạ thấp dự báo lạm phát của mình vào tháng trước.

Carsten Brzeski, Giám đốc toàn cầu về vĩ mô của ING, dự đoán: "Họ gần như có thể tuyên bố trước về việc cắt giảm lãi suất."

Các nhà đầu tư cũng sẽ theo dõi bất kỳ gợi ý nào về tốc độ của chu kỳ cắt giảm sau khi bắt đầu.

3. ECB cần thấy gì trong dữ liệu tiền lương sắp tới?

Các nhà hoạch định chính sách muốn có thêm dấu hiệu cho thấy mức tăng chậm lại sau khi mức tăng lương theo thương lượng giảm xuống 4.47% trong quý 4 so với mức kỷ lục 4.69% của quý trước đó.

ECB đã chỉ ra tiền lương là yếu tố quan trọng nhất để xác định liệu họ có thể cắt giảm lãi suất hay không, vì vậy dữ liệu quý 1 dự kiến công bố vào tháng 5 là một lý do chính khiến ECB được cho là sẽ không có động thái nào vào thứ Năm.

Reinhard Cluse, Trưởng nhóm kinh tế châu Âu của UBS cho biết: "Tôi nghĩ việc cắt giảm lãi suất đầu tiên vào tháng 6 sẽ diễn ra ngay cả khi mức tiền lương cải thiện không nhiều."

4. Liệu việc giảm bớt kỳ vọng cắt giảm lãi suất của Mỹ có thay đổi triển vọng của ECB?

Không nhiều. Nền kinh tế khu vực Eurozone yếu hơn nhiều so với Mỹ, vì vậy ECB có thể đi trước ngay cả khi Fed không cắt giảm vào tháng 6.

Câu hỏi lớn hơn là liệu Fed có cắt giảm nhiều hơn mức thị trường mong đợi sau đó hay không.

Nhà giao dịch không còn hoàn toàn tin tưởng vào việc Fed sẽ thực hiện cả ba lần cắt giảm lãi suất như các nhà hoạch định chính sách dự đoán. Thậm chí, một số nhà phân tích còn nghi ngờ liệu lãi suất của Mỹ có được cắt giảm chút nào trong năm nay.

Nếu Fed không cắt giảm lãi suất trong năm nay, Carsten Brzeski của ING dự kiến ECB sẽ chỉ cắt giảm lãi suất hai lần thay vì ba lần. Lý do là vì đồng Euro có thể sụt giảm so với đồng USD do lãi suất giữa hai khu vực này chênh lệch. Sự giảm giá của đồng Euro có thể gây ra lạm phát, do đó ECB sẽ thận trọng hơn trong việc cắt giảm lãi suất.

5. Liệu giá dầu tăng có đáng lo ngại?

Không đáng lo ngại nhiều.

Giá dầu Brent tăng lên mức cao nhất 5 tháng qua trên 90 USD/thùng do căng thẳng địa chính trị và kỳ vọng nhu cầu tăng cao.

Tuy nhiên, giá dầu hiện tại cao hơn dự báo 79 USD/thùng của ECB cho năm 2024.

Nhưng theo nhà kinh tế Salomon Fiedler của Berenberg, những biến động giá hiện tại rất nhỏ so với những biến động xảy ra sau cuộc xâm lược Ukraine của Nga và bất kỳ sự gia tăng lạm phát nào do đó cũng chỉ là tạm thời.

Ông nói thêm: "Chúng không nên ảnh hưởng quá nhiều đến định hướng chính sách của ECB."

Giá khí tự nhiên, một yếu tố chính khiến đẩy lạm phát lên trên 10% trong năm 2022, đã giảm kể từ đầu năm.

Investing

Broker listing

Cùng chuyên mục

Đồng CAD tăng khi Mark Carney tái đắc cử, thị trường kỳ vọng vào giai đoạn chuyển mình kinh tế Canada
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Đồng CAD tăng khi Mark Carney tái đắc cử, thị trường kỳ vọng vào giai đoạn chuyển mình kinh tế Canada

CAD/USD đã ghi nhận mức tăng nhẹ trong phiên giao dịch sáng 29/4 tại châu Á, phản ánh tâm lý tích cực của thị trường sau khi ông Mark Carney chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử, qua đó tiếp tục vai trò Thủ tướng và giữ vững quyền kiểm soát cho Đảng Tự do.
JPMorgan chuyển sang chiến lược lạc quan với cổ phiếu Mỹ nhưng vẫn cảnh báo rủi ro
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

JPMorgan chuyển sang chiến lược lạc quan với cổ phiếu Mỹ nhưng vẫn cảnh báo rủi ro

Bộ phận giao dịch của JPMorgan dự báo đà phục hồi của chứng khoán Mỹ còn dư địa nhờ lợi nhuận Big Tech và tiến triển thương mại. Tuy nhiên, ngân hàng cảnh báo tác động tiêu cực từ thuế quan có thể sớm gây áp lực lên nền kinh tế. Nhà đầu tư được khuyên nên thận trọng, ưu tiên chốt lời khi thị trường mạnh lên.
Một số nhà xuất khẩu Trung Quốc đẩy mạnh việc chuyển đổi USD trong bối cảnh chiến tranh thương mại
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Một số nhà xuất khẩu Trung Quốc đẩy mạnh việc chuyển đổi USD trong bối cảnh chiến tranh thương mại

Một số nhà xuất khẩu Trung Quốc đang tăng tốc chuyển đổi USD sang nhân dân tệ khi cho rằng áp lực giảm giá lớn nhất đối với đồng nội tệ đã qua. Động thái này phản ánh kỳ vọng nhân dân tệ sẽ ổn định sau khi Mỹ áp thuế cao, trong bối cảnh Bắc Kinh cam kết hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu.
Kinh tế Mỹ: Liệu có thật sự 'yên bình' hay sắp đối mặt khủng hoảng?
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Kinh tế Mỹ: Liệu có thật sự 'yên bình' hay sắp đối mặt khủng hoảng?

Trong khi thế giới tài chính vẫn tập trung cao độ vào một cuộc khủng hoảng địa chính trị — cuộc chiến thương mại — thì ở châu Á, hai điểm nóng khác cũng đang leo thang. Trung Quốc gia tăng khiêu khích Philippines trên Biển Đông, còn căng thẳng giữa Ấn Độ và Pakistan lại bùng lên sau các vụ đụng độ ở Kashmir.
Nền kinh tế Nga đang chậm lại: Những nguyên nhân đằng sau sự thay đổi
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Nền kinh tế Nga đang chậm lại: Những nguyên nhân đằng sau sự thay đổi

Sau ba năm tăng trưởng mạnh mẽ, nền kinh tế Nga đang chứng kiến sự suy giảm đáng kể, chủ yếu do quá trình chuyển đổi cấu trúc, chính sách tiền tệ thắt chặt và những biến động từ môi trường bên ngoài. Mặc dù chiến lược quân sự hóa và lãi suất cao góp phần làm chậm lạm phát, sự giảm giá dầu và căng thẳng thương mại toàn cầu đã ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ