Trong lúc cuộc bầu cử có nguy cơ xảy ra tranh chấp, liệu cuộc họp của Fed và BOE còn quan trọng?

Trong lúc cuộc bầu cử có nguy cơ xảy ra tranh chấp, liệu cuộc họp của Fed và BOE còn quan trọng?

Ngô Văn Thịnh

Ngô Văn Thịnh

Economic Analyst

11:07 05/11/2020

Cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ năm 2020 đang ở thế cân bằng với một kết quả vô cùng sát sao. Hiện vẫn chưa có người chiến thắng và có thể mất vài ngày trước khi Tổng thống mới được công bố. Chiến dịch của Trump đã yêu cầu kiểm đếm lại số phiếu bầu ở Wisconsin và điều tương tự cũng có thể được yêu cầu đối với các bang khác. Trong khi dó, cả 2 cuộc học của Fed và BOE sẽ diễn ra vào hôm nay và ngày mai.

Chiến dịch của Trump đã yêu cầu kiểm đếm lại số phiếu bầu ở Wisconsin và điều tương tự cũng có thể được yêu cầu đối với các bang khác. Trong khi dó, cả 2 cuộc họp của Fed và BOE sẽ diễn ra vào hôm nay và ngày mai.

Một kết quả bầu cử không chắc chắn với một chính phủ chia rẽ là kịch bản tồi tệ vào lúc này, nhưng thay vì giảm xuống thấp hơn, chứng khoán lại tăng mạnh với Chỉ số Công nghiệp Dow Jones có lúc tăng hơn 700 điểm. Mặc dù đà tăng điểm có vẻ bất thường, nhưng hai kết quả có khả năng xảy ra nhất (Nhà Trắng thuộc về đảng Dân chủ với Thượng viện thuộc đảng Cộng hòa hoặc Trump chiến thắng với Thượng viện thuộc đảng Cộng hòa) đều tích cực cho thị trường. Một số người thậm chí còn cho rằng Biden đắc cử, Thượng viện kiểm soát bởi đảng Cộng hòa và một tòa án Tối cao có thiên hướng bảo thủ là kết quả tốt nhất. 

Với một chính phủ chia rẽ, ngay cả khi Biden chiến thắng, những thay đổi chính sách sâu rộng như tăng thuế hay thắt chặt quy định là khó xảy ra. Nếu Trump thắng, các nhà đầu tư có thể mong đợi các chính sách thân thiện với doanh nghiệp hơn. Các thị trường cũng hưởng lợi từ quyết định của các cử tri Illinois khi từ chối sửa đổi thuế vốn sẽ áp dụng mức thuế cao hơn đối với những người kiếm trên 250,000 đô la thay vì mức thuế cố định 4.95% bất kể mức thu nhập. Tại California, các cử tri đã bác bỏ việc thúc đẩy cung cấp lợi ích cho tài xế đối với các công ty giao đồ ăn và đi xe như Uber, Lyft và DoorDash. Tất cả những quyết định này đều có lợi cho doanh nghiệp Mỹ cũng như cổ phiếu.

Tuy nhiên, thị trường tiền tệ không theo sau đà tăng giá của cổ phiếu. Hầu hết các cặp tiền chính bao gồm EUR/USD, USD/JPY, USD/CHF và USD/CAD đều không đổi so với ngày hôm qua. GBP/USD đã giảm trước báo cáo Lạm phát hàng quý của Ngân hàng Trung ương Anh hôm thứ Năm và thông báo về chính sách tiền tệ nhưng AUD/USD và NZD/USD tiếp tục duy trì đà tăng gần đây. Đồng bạc xanh trái chiều khi các nhà đầu tư chờ đợi những lá phiếu cuối cùng, điều có thể sẽ không xong trước thứ Sáu. Việc kiểm phiếu ở Pennsylvania dự kiến ​​sẽ diễn ra cho đến thứ Sáu và ngoại trưởng bang Michigan cũng cho biết có thể mất đến cuối tuần để công bố người chiến thắng. Thêm vào đó, Trump đã đệ đơn kiện để tạm dừng kiểm phiếu ở Michigan. Thông thường, các loại tiền tệ có xu hướng bị ảnh hưởng bởi lợi suất TPCP nhưng đồng USD đã không đi theo lợi suất TPCP 10 năm, vốn giảm thấp hơn 10% vào hôm qua.

Cục Dự trữ Liên bang và Ngân hàng Trung ương Anh sẽ công bố chính sách tiền tệ vào ngày mai và câu hỏi đặt ra là liệu chúng có quan trọng không? Đối với FOMC thì không nhưng BOE thì có.

Các báo cáo kinh tế mới nhất của Hoa Kỳ không quá tệ. Hoạt động sản xuất tăng, hoạt động của khu vực dịch vụ đi ngang nhưng không thu hẹp. Thị trường chứng khoán đang ổn định và sự sụt giảm gần đây của lợi suất trái phiếu khiến các điều kiện cho vay trở nên dễ dàng hơn. Tất cả những điều này khiến ngân hàng trung ương có rất ít lý do để hành động, đặc biệt là với các nhà đầu tư tập trung nhiều hơn vào cuộc bầu cử hơn là kích cầu. Fed đã nói rõ rằng lãi suất sẽ được giữ nguyên trong vài năm tới và đó là thông điệp mà họ sẽ củng cố trong cuộc họp vào thứ Năm.

Mặt khác, Ngân hàng Trung ương Anh được cho là sẽ nới lỏng chính sách tiền tệ. Dữ liệu PMI đã được điều chỉnh thấp hơn trong ngày hôm nay, nhấn mạnh sự yếu kém chung của nền kinh tế. Có rất ít sự tiến triển trong các cuộc đàm phán Brexit và khi đồng hồ điểm sang thời hạn mềm của tuần tới, khả năng một Brexit không thỏa thuận là khá cao. Ngân hàng trung ương cũng họp vào cùng ngày nước này bắt đầu đợt phong tỏa kéo dài trong bốn tuần. Việc đóng cửa các quán rượu, nhà hàng, phòng gym và các cửa hàng không thiết yếu sẽ có tác động nghiêm trọng đến một nền kinh tế vốn đã suy thoái. Ngân hàng trung ương sẽ không chỉ hạ thấp các dự báo kinh tế của mình mà sẽ bắt đầu hành động vào ngày mai để tránh suy thoái kép. Nhiều khả năng BoE sẽ tăng quy mô chương trình mua tài sản, nhưng điều mà thị trường muốn biết là liệu lãi suất âm có được sử dụng hay không.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Ông Trump 'lạm quyền' sa thải hai ủy viên FTC, nguy cơ mở ra 'kẽ hở chính trị' trong các cơ quan giám sát độc lập
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Ông Trump 'lạm quyền' sa thải hai ủy viên FTC, nguy cơ mở ra 'kẽ hở chính trị' trong các cơ quan giám sát độc lập

Hai ủy viên của Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) đang kiện chính quyền Tổng thống Donald Trump sau khi bị bất ngờ sa thải dù nhiệm kỳ chưa kết thúc. Nhưng đây không chỉ là câu chuyện cá nhân – theo họ, đây là dấu hiệu cảnh báo nghiêm trọng cho tương lai của nền kinh tế Mỹ, nếu các cơ quan giám sát độc lập bị biến thành công cụ chính trị.
Nhật Bản không đề cập đến mục tiêu tỷ giá trong cuộc gặp với ông Bessent
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Nhật Bản không đề cập đến mục tiêu tỷ giá trong cuộc gặp với ông Bessent

Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Katsunobu Kato xác nhận rằng vấn đề mục tiêu tỷ giá hối đoái cụ thể hoàn toàn không được đề cập trong cuộc hội đàm hôm thứ Năm với Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Scott Bessent, mặc dù ông đã kiên quyết thúc giục phía Mỹ xem xét lại các biện pháp thuế quan.
Cấm công nghệ Trung Quốc, Mỹ có đang "gậy ông đập lưng ông"?
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Cấm công nghệ Trung Quốc, Mỹ có đang "gậy ông đập lưng ông"?

Tháng 5/2019, Bộ Thương mại Mỹ đưa Huawei và 68 công ty liên kết vào "Danh sách công ty bị kiểm soát", hạn chế nghiêm ngặt quyền tiếp cận công nghệ Mỹ. Lo ngại kéo dài hơn 20 năm về nguy cơ gián điệp và phá hoại từ Huawei đã được đẩy lên cao trào trong kỷ nguyên 5G, khi ngày càng nhiều thiết bị và hạ tầng quan trọng kết nối qua phần cứng của hãng này. Không dừng ở biện pháp trong nước, Mỹ còn phát động chiến dịch toàn cầu nhằm thuyết phục các quốc gia khác loại bỏ Huawei khỏi hệ thống của họ.
Nước Mỹ thời Trump: Từ “quốc gia không thể thay thế” đến vị thế lung lay
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Nước Mỹ thời Trump: Từ “quốc gia không thể thay thế” đến vị thế lung lay

Trong khi Tổng thống Donald Trump tiếp tục triển khai các chính sách thuế quan thiếu nhất quán, Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent vẫn ra sức giải thích mọi bước ngoặt như thể đều nằm trong tính toán. Nhưng với phần còn lại của thế giới, nỗ lực đó chỉ khiến chính quyền Mỹ trông thêm lúng túng. Các quan chức Nhà Trắng đang chạy đôn chạy đáo khắp nơi để đàm phán hàng loạt hiệp định thương mại trong bối cảnh thị trường tài chính đầy bất ổn – và họ muốn thế giới tin rằng đây là một chiến lược bài bản?
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ