Trái phiếu kho bạc phân kỳ với giá dầu nhấn mạnh lo ngại về tăng trưởng

Trái phiếu kho bạc phân kỳ với giá dầu nhấn mạnh lo ngại về tăng trưởng

Đỗ Duy Đạt

Đỗ Duy Đạt

Associate Manager, FX G7

11:49 10/11/2021

Trái phiếu kho bạc đang tăng điểm trong bối cảnh dòng tiền chảy mạnh vào trái phiếu, phá vỡ mối liên kết giữa lợi suất và giá dầu thô. Sự thay đổi này làm tăng thêm khả năng rằng các nhà đầu tư đang trở nên lo lắng hơn về triển vọng tăng trưởng ngay cả vào thời điểm mà lo ngại lạm phát vẫn còn mạnh mẽ.

Giá dầu và lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 10 năm thể hiện sự phân kỳ trong thời gian gần đây
Giá dầu và lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 10 năm thể hiện sự phân kỳ trong thời gian gần đây

Một tháng trước, tôi đã nhấn mạnh khả năng lợi suất sẽ tăng cao hơn trừ khi dầu hạ nhiệt, nhưng thay vào đó, mối tương quan giữa hai yếu tố này dường như đang giảm dần. Trong khi WTI tăng 6.4% trong tháng qua, lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 10 năm lại giảm 16 bps. Kỳ vọng lạm phát vẫn ổn định bởi vì TIPS đang vượt trội hơn so với mức tăng trên danh nghĩa, vì vậy có khả năng các nhà đầu tư vẫn đang chuẩn bị cho lạm phát tăng cao.

Sự trượt dốc của lợi suất kỳ hạn 10 năm có thể một phần là do các vị thế bán khống tiếp tục được đóng, do quan điểm “ôn hòa” (dovish) bất ngờ của BoE và các ngân hàng trung ương toàn cầu khác. Sức mạnh rõ ràng của dòng tiền và đường cong lợi suất phẳng hơn cũng báo hiệu sự hoài nghi ngày càng tăng về triển vọng trung hạn. Tâm lý của người tiêu dùng Mỹ kém tích cực cũng nhấn mạnh những rủi ro đối với nền kinh tế lớn nhất thế giới và Trung Quốc cũng có nguy cơ trở thành gánh nặng khi các nhà phát triển bất động sản của họ gặp khó khăn và các nhà đầu tư đối mặt với sự không chắc chắn về chế độ quản lý của Bắc Kinh.

Garfield Reynolds, Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Liệu thị trường ở thời điểm hiện tại đã có đáy?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Liệu thị trường ở thời điểm hiện tại đã có đáy?

Giữa lúc lo ngại về lạm phát siêu tốc, vỡ nợ quốc gia và chiến tranh đang lan rộng trong giới đầu tư, nhiều chỉ báo tâm lý cho thấy sự bi quan đang đạt mức cực độ — một tín hiệu mà một số nhà phân tích xem là cơ hội mua hiếm có. Tuy nhiên, lịch sử cũng cho thấy rằng tâm lý thị trường, dù tiêu cực đến đâu, không phải lúc nào cũng là chỉ báo đáng tin trong thời kỳ khủng hoảng thực sự. Vậy đâu là ranh giới giữa thời điểm “máu đổ là lúc nên mua” và “chưa đủ đau để tạo đáy”?
Nước Mỹ thời hậu công nghiệp: Giấc mơ ‘Made in America’ liệu có thành hiện thực?
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Nước Mỹ thời hậu công nghiệp: Giấc mơ ‘Made in America’ liệu có thành hiện thực?

Sau Thế chiến II, khi phần lớn châu Âu và Nhật Bản còn đang gượng dậy từ đống tro tàn, nước Mỹ từng chiếm hơn 50% sản lượng công nghiệp toàn cầu – một giai đoạn huy hoàng khi phần còn lại của thế giới phụ thuộc nặng nề vào hàng hóa “Made in USA”. Thế nhưng, ánh hào quang đó đã phai mờ theo thời gian.
Đồng CAD tăng khi Mark Carney tái đắc cử, thị trường kỳ vọng vào giai đoạn chuyển mình kinh tế Canada
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Đồng CAD tăng khi Mark Carney tái đắc cử, thị trường kỳ vọng vào giai đoạn chuyển mình kinh tế Canada

CAD/USD đã ghi nhận mức tăng nhẹ trong phiên giao dịch sáng 29/4 tại châu Á, phản ánh tâm lý tích cực của thị trường sau khi ông Mark Carney chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử, qua đó tiếp tục vai trò Thủ tướng và giữ vững quyền kiểm soát cho Đảng Tự do.
JPMorgan chuyển sang chiến lược lạc quan với cổ phiếu Mỹ nhưng vẫn cảnh báo rủi ro
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

JPMorgan chuyển sang chiến lược lạc quan với cổ phiếu Mỹ nhưng vẫn cảnh báo rủi ro

Bộ phận giao dịch của JPMorgan dự báo đà phục hồi của chứng khoán Mỹ còn dư địa nhờ lợi nhuận Big Tech và tiến triển thương mại. Tuy nhiên, ngân hàng cảnh báo tác động tiêu cực từ thuế quan có thể sớm gây áp lực lên nền kinh tế. Nhà đầu tư được khuyên nên thận trọng, ưu tiên chốt lời khi thị trường mạnh lên.
Một số nhà xuất khẩu Trung Quốc đẩy mạnh việc chuyển đổi USD trong bối cảnh chiến tranh thương mại
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Một số nhà xuất khẩu Trung Quốc đẩy mạnh việc chuyển đổi USD trong bối cảnh chiến tranh thương mại

Một số nhà xuất khẩu Trung Quốc đang tăng tốc chuyển đổi USD sang nhân dân tệ khi cho rằng áp lực giảm giá lớn nhất đối với đồng nội tệ đã qua. Động thái này phản ánh kỳ vọng nhân dân tệ sẽ ổn định sau khi Mỹ áp thuế cao, trong bối cảnh Bắc Kinh cam kết hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu.
Kinh tế Mỹ: Liệu có thật sự 'yên bình' hay sắp đối mặt khủng hoảng?
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Kinh tế Mỹ: Liệu có thật sự 'yên bình' hay sắp đối mặt khủng hoảng?

Trong khi thế giới tài chính vẫn tập trung cao độ vào một cuộc khủng hoảng địa chính trị — cuộc chiến thương mại — thì ở châu Á, hai điểm nóng khác cũng đang leo thang. Trung Quốc gia tăng khiêu khích Philippines trên Biển Đông, còn căng thẳng giữa Ấn Độ và Pakistan lại bùng lên sau các vụ đụng độ ở Kashmir.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ