Thuế quan Mỹ siết chặt, Châu Âu buộc phải phản đòn

Thuế quan Mỹ siết chặt, Châu Âu buộc phải phản đòn

Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

14:53 31/03/2025

Mỹ áp thuế 25% lên ô tô EU, giáng đòn nặng nề vào Volkswagen, Volvo và toàn ngành xe hơi châu Âu. Đàm phán thất bại, nhượng bộ vô ích. EU không còn lựa chọn ngoài việc đáp trả quyết liệt, từ thuế quan đối kháng đến siết chặt thị trường với doanh nghiệp Mỹ.

Chỉ trong vài ngày tới, Mỹ – thị trường xuất khẩu lớn nhất của Liên minh châu Âu (EU) – sẽ chính thức áp thuế 25% lên toàn bộ ô tô nhập khẩu, đe dọa xóa sổ hàng tỷ USD lợi nhuận của các hãng xe như Volkswagen AG và Volvo AB. Đòn thuế quan này được tung ra sau mức thuế 25% đã áp lên thép và nhôm, vốn có thể khiến châu Âu mất thêm 12,000 việc làm trong kịch bản xấu nhất. Và đây có thể chưa phải hồi kết. Chính quyền Trump vẫn để ngỏ khả năng leo thang với hàng loạt biện pháp trả đũa khác, từ thuế quan tương hỗ đến việc áp thuế 25% toàn diện đối với EU.

Tỷ phú Anh Jim Ratcliffe, chủ sở hữu Ineos Automotive Ltd., cho rằng EU đáng trách vì không thể thuyết phục Mỹ tránh khỏi vách đá thương mại này. Nhưng thực tế cho thấy, mọi nỗ lực từ thuyết phục, tâng bốc cho đến gây áp lực lên chính quyền Trump đều vô ích. Đúng là việc EU áp thuế trả đũa lên hàng hóa Mỹ đã chọc giận Washington, khiến chính quyền Trump đe dọa áp thuế 200% lên rượu vang và champagne, làm cả ngành công nghiệp rượu vang châu Âu chao đảo. Nhưng ngay cả Anh – quốc gia đã rời EU năm 2020 với sự ủng hộ của Ratcliffe – cũng không nhận được bất kỳ ưu đãi nào từ Mỹ. Nguy cơ hiện tại không chỉ nằm ở chiến tranh thương mại, mà còn là một cuộc suy thoái ngay giữa lòng châu Âu – nơi đang vật lộn với bài toán đầu tư để duy trì vị thế địa chính trị. “Làm sao chúng tôi có thể tăng ngân sách quốc phòng khi đang bị cuốn vào một cuộc chiến thương mại?” – Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đặt câu hỏi đầy ẩn ý vào tháng trước.

Gánh nặng đe dọa thuế quan

Thực tế, rào cản lớn nhất không phải từ EU, mà từ sự kiêu ngạo của chính quyền Trump. Washington dường như không bận tâm đến rủi ro tăng trưởng hay sự lao dốc của thị trường chứng khoán. Để biện minh cho cuộc chiến thương mại này, Mỹ viện đủ lý do, từ an ninh quốc gia cho đến thuế giá trị gia tăng (VAT). Trong khi đó, những người phản đối bị buộc phải chấp nhận tư tưởng “không đau, không có thành quả.” Cách tiếp cận này phản ánh rõ ràng tư duy cứng rắn của chính quyền Trump: Sẵn sàng chấp nhận rủi ro kinh tế chỉ để theo đuổi một chiến lược thương mại quyết liệt.

Với lạm phát đang hạ nhiệt ở Pháp và Tây Ban Nha, trong khi tỷ lệ thất nghiệp tại Đức tăng cao, nhiều khả năng châu Âu sẽ tiếp tục giữ thái độ thận trọng cho đến cuối tuần sau – khi Trump hoặc sẽ chính thức kích hoạt cuộc chiến thuế quan, hoặc tiếp tục duy trì thế giằng co. Theo Bloomberg News, các quan chức EU vẫn nuôi hy vọng có thể kéo Trump vào bàn đàm phán bằng cách đưa ra các nhượng bộ, từ việc giảm thuế nhập khẩu đến tăng cường đầu tư song phương hay nới lỏng một số quy định về tiêu chuẩn hàng hóa.

Nhưng im lặng cũng là một canh bạc rủi ro. Giả định rằng Mỹ sẽ ngừng leo thang sau bước đi đầu tiên là một sai lầm, đặc biệt khi xét đến danh sách dài những bất mãn của Trump – từ NATO, Greenland cho đến quy định công nghệ. Điều này cũng có nghĩa là EU tự đặt mình vào thế bị động trong việc bảo vệ lợi ích kinh tế của mình.

Một chiến lược khôn ngoan hơn là kích hoạt công cụ “chống ép buộc” mà EU đã thiết lập từ nhiệm kỳ đầu tiên của Trump để đối phó với các biện pháp cưỡng ép kinh tế từ Trung Quốc và Mỹ. Cơ chế này cho phép EU áp dụng các biện pháp đáp trả không chỉ giới hạn ở thuế quan, mà còn mở rộng sang các lĩnh vực như quyền sở hữu trí tuệ, đầu tư trực tiếp nước ngoài và quyền tiếp cận thị trường mua sắm công. Đây sẽ là một đòn bẩy quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh Mỹ đang thống trị công nghệ toàn cầu: các doanh nghiệp như SpaceX hay Starlink của Elon Musk phụ thuộc rất lớn vào ngân sách chính phủ Mỹ, và EU hoàn toàn có thể tận dụng điều này để tạo sức ép ngược lại.

Dĩ nhiên, triển khai công cụ này không hề dễ dàng – quá trình kích hoạt đòi hỏi nhiều tháng tham vấn và cần có sự đồng thuận của các quốc gia thành viên EU. Nhưng đó chính là bản chất của chiến lược răn đe: Không nhất thiết phải dùng đến, chỉ cần đối phương hiểu rằng công cụ này luôn sẵn sàng được kích hoạt. Theo cựu quan chức EU Ignacio Garcia Bercero, cơ chế này có thể được điều chỉnh linh hoạt để tăng hoặc giảm áp lực tùy theo diễn biến từ phía Mỹ.

Bên cạnh đó, EU cần nhận thức rõ sức mạnh thực sự của mình với tư cách là một thị trường 440 triệu dân – dù không còn Anh. Các nhà hoạch định chính sách nên lắng nghe lời khuyên của Mario Draghi: Kiên định với chiến lược hiện tại và tận dụng tối đa lợi thế từ thị trường chung. Cắt giảm thủ tục hành chính, thúc đẩy các doanh nghiệp liên quốc gia và tích hợp thị trường tài chính sẽ giúp châu Âu giảm sự phụ thuộc vào xuất khẩu và khai thác hàng nghìn tỷ euro tiền tiết kiệm trong khu vực. Đồng thời, chính sách nới lỏng tiền tệ của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cũng có thể giúp giảm bớt tác động tiêu cực từ thuế quan.

Căng thẳng thương mại Mỹ - EU vẫn đang ở thế giằng co, nhưng một điều chắc chắn là EU không thể tiếp tục đứng yên. Thay vì than vãn hay đổ lỗi, châu Âu cần chủ động kết hợp các biện pháp bảo vệ kinh tế với những công cụ răn đe mạnh mẽ. Thuế quan có thể đến rồi đi, nhưng những hệ lụy từ một cuộc suy thoái sẽ kéo dài và khó đảo ngược.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Áp lực kép đè nặng lên USD: Thâm hụt, dòng vốn và kỳ vọng tăng trưởng
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Áp lực kép đè nặng lên USD: Thâm hụt, dòng vốn và kỳ vọng tăng trưởng

Đồng USD đang đối mặt với áp lực suy yếu khi định giá vẫn ở mức cao bất thường, trong khi dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Mỹ có dấu hiệu chững lại. Thâm hụt tài khoản vãng lai lớn cùng kỳ vọng tăng trưởng kinh tế Mỹ giảm sút đang khiến đồng tiền này dễ tổn thương hơn. Nếu xu hướng này tiếp diễn, USD có thể bước vào một chu kỳ điều chỉnh sâu như từng thấy trong quá khứ.
Thị trường Mỹ có vẻ đã có đáy, nhưng quá trình phục hồi sẽ mất khá nhiều thời gian
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Thị trường Mỹ có vẻ đã có đáy, nhưng quá trình phục hồi sẽ mất khá nhiều thời gian

Sau cú sốc thuế quan bất ngờ từ Nhà Trắng hồi đầu tháng 4, thị trường tài chính Mỹ chao đảo trong làn sóng bất định và hoảng loạn. Tuy nhiên, những dấu hiệu mới đây cho thấy thời điểm tồi tệ nhất có thể đã qua. Khi chính quyền bắt đầu thúc đẩy đàm phán thương mại và các chỉ báo rủi ro như VIX hay bất định chính sách dần hạ nhiệt, nhà đầu tư kỳ vọng vào một giai đoạn ổn định hơn phía trước. Dẫu vậy, lịch sử nhấn mạnh: sự phục hồi sẽ không đến nhanh chóng, mà là cả một quá trình dò đáy chậm rãi và nhiều thử thách.
Thuế vi mạch: Giải pháp hay gánh nặng cho nền kinh tế Mỹ?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Thuế vi mạch: Giải pháp hay gánh nặng cho nền kinh tế Mỹ?

Chính phủ Mỹ đang xem xét áp thuế đối với vi mạch nhập khẩu, một bước đi có thể làm thay đổi toàn bộ chuỗi cung ứng thiết bị điện tử. Tuy nhiên, việc này không chỉ tác động đến giá thành của các sản phẩm công nghệ, mà còn có thể dẫn đến những hệ quả không ngờ, từ việc chuyển dịch sản xuất ra nước ngoài cho đến ảnh hưởng đến sự tự cung tự cấp trong ngành công nghiệp vi mạch. Liệu thuế vi mạch có thực sự giải quyết được những vấn đề lớn như cạnh tranh với Trung Quốc và gia tăng sản xuất trong nước, hay chỉ đơn giản là một chiêu thức để đối phó với những thách thức toàn cầu hóa?
Đồng USD suy yếu: Mối nguy hiểm đối với lợi nhuận doanh nghiệp toàn cầu
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Đồng USD suy yếu: Mối nguy hiểm đối với lợi nhuận doanh nghiệp toàn cầu

Sự suy yếu của đồng bạc xanh và các chính sách thương mại của Tổng thống Donald Trump đang dấy lên lo ngại lớn đối với lợi nhuận của các công ty, đặc biệt là tại châu Âu. Việc đồng bạc xanh rớt xuống mức thấp nhất trong nhiều năm đã khiến các công ty xuất khẩu bị ảnh hưởng nặng nề, khi lợi nhuận từ thị trường Mỹ bị suy giảm khi chuyển đổi về các đồng tiền khác. Trong bối cảnh này, các chiến lược gia và nhà đầu tư đang tìm kiếm giải pháp cho những rủi ro mới, đặc biệt là trong mùa báo cáo lợi nhuận sắp tới.
Thị trường Mỹ giữa ngã ba đường: Phá đỉnh hay rơi về vực sâu?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Thị trường Mỹ giữa ngã ba đường: Phá đỉnh hay rơi về vực sâu?

Thị trường tài chính Mỹ đang rơi vào trạng thái lửng lơ khó đoán, ngay cả những ngưỡng kỹ thuật quen thuộc cũng mất đi ý nghĩa vốn có. Chỉ số S&P 500 chật vật trước mốc 5,450 như thể bị một bàn tay vô hình chặn lại, trong khi lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm dù có lúc sụt sâu vẫn ngoan cố bật lại quanh vùng 4.25%. Phải chăng thị trường đang chuẩn bị cho một cú rẽ lớn?
Khi nào căng thẳng thương mại Mỹ - Trung thực sự được giải quyết?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Khi nào căng thẳng thương mại Mỹ - Trung thực sự được giải quyết?

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đều nhận thấy lợi ích chiến lược khi trở lại bàn đàm phán thương mại. Mức thuế bổ sung 145% mà chính quyền Washington áp dụng đối với nhiều mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, cùng với mức thuế đáp trả 125% từ phía Bắc Kinh, đều không thể duy trì lâu dài.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ