Thị trường toàn cầu rung chuyển khi BoJ bất ngờ thay đổi chính sách YCC

Thị trường toàn cầu rung chuyển khi BoJ bất ngờ thay đổi chính sách YCC

09:56 21/12/2022

Quyết định hawkish bất ngờ của BoJ đang gây ra sự biến động trên thị trường toàn cầu

Điều này có thể chỉ là bắt đầu khi NHTW G7 cuối cùng có mức lãi suất thấp nhất hướng tới việc bình thường hóa chính sách. Trái phiếu chính phủ Nhật Bản và Mỹ đều sụt giảm, trong khi JPY tăng mạnh sau khi BoJ nâng mức trần lợi suất kỳ hạn 10 năm từ 0.25% lên khoảng 0.5%, gây ngạc nhiên cho mọi nhà kinh tế. Điều này đã ảnh hưởng đến cả thị trường, từ HĐTL chứng khoán Mỹ đến đồng AUD và vàng.

Sự bất ổn khó có thể kết thúc vào thứ Ba. Nhật Bản là chủ nợ lớn nhất thế giới và việc thắt chặt các điều kiện tài chính trong nước có khả năng làm gia tăng dòng vốn đổ về nước Nhật. Điều đó có nguy cơ đẩy giá tài sản xuống và tăng lãi suất trên toàn cầu vào thời điểm triển vọng kinh tế đang xấu đi. Theo UBS Group AG, giới đầu tư dự kiến sẽ chuyển hướng khỏi trái phiếu ở Mỹ, Úc và Pháp, và thị trường chứng khoán của những nước phát triển cũng có khả năng giảm.

“Điều này chắc chắn sẽ xảy ra khi lạm phát gia tăng ở Nhật Bản, chỉ là nó xảy ra sớm hơn nhiều người nghĩ,” Amir Anvarzadeh, nhà phân tích tại Asymmetric Advisors ở Singapore, người đã theo dõi thị trường Nhật Bản trong ba thập kỷ, cho biết. “Điều này có thể khiến dòng tiền quay trở lại Nhật Bản, buộc các nhà đầu tư Nhật Bản tăng cường biện pháp phòng vệ đối với USD, từ đó củng cố JPY và trở thành một lời tiên tri tự ứng nghiệm về sức mạnh của JPY”. Lợi suất kỳ hạn 10 năm của Nhật Bản đã tăng 21 điểm cơ bản lên 0.46% trước khi giảm trở lại 0.4% sau khi BoJ thông báo về các hoạt động mua nợ đột xuất. Giao dịch HĐTL trái phiếu Nhật Bản đã bị Sở giao dịch Osaka tạm dừng một thời gian ngắn sau khi đạt mức ngắt mạch. JPY tăng 3.5% lên 132.28 USD.

“Về lý thuyết, họ không thắt chặt chính sách tiền tệ vì mục tiêu lợi suất vẫn thấp và BoJ cho biết họ sẽ đẩy mạnh hoạt động mua trái phiếu,” Shane Oliver, trưởng bộ phận chiến lược đầu tư tại AMP Services Ltd ở Sydney, cho biết. “Tuy nhiên, thị trường coi đây là một động thái theo hướng đó bởi đã làm tăng xu hướng hawkish từ các ngân hàng trung ương toàn cầu vào tuần trước, do đó JPY tăng mạnh và ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường chứng khoán toàn cầu.” Chỉ số Nikkei 225 giảm 3%, trong khi HĐTL S&P 500 giảm 0.7%.

Thống đốc BoJ Haruhiko Kuroda cho biết trong một bài phát biểu ngắn sau quyết định rằng việc mở rộng biên độ lợi suất là không cần thiết và việc thay đổi chính sách kiểm soát đường cong lợi suất (YCC) có thể sẽ hỗ trợ cho nền kinh tế.

Quyết định điều chỉnh YCC được đưa ra sau khi chỉ số CPI lõi của Nhật Bản tăng lên mức cao nhất trong 4 thập kỷ, điều này đã thúc đẩy khả năng BoJ giảm các gói kích thích. Những suy đoán về sự thay đổi đã làm rung chuyển thị trường vào thứ Hai sau khi hãng Kyodo đưa tin rằng Thủ tướng Fumio Kishida đang lên kế hoạch sửa đổi thỏa thuận kéo dài hàng thập kỷ với BoJ về mục tiêu lạm phát 2%.

“Động thái của BoJ rõ ràng có ảnh hưởng tiêu cực đối với thị trường trái phiếu toàn cầu,” các chiến lược gia của TD Securities bao gồm Mitul Kotecha cho biết. “Nếu quyết định hôm nay là bước đầu tiên để từ bỏ chính sách YCC, khiến JPY tiếp tục tăng đáng kể, thì giới đầu tư Nhật Bản có thể bắt đầu bán một số trái phiếu quốc tế không được đảm bảo. Điều này khiến các đường cong lợi suất của trái phiếu dài hạn tại Mỹ và Châu Âu giảm.”

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Nhật Bản không đề cập đến mục tiêu tỷ giá trong cuộc gặp với ông Bessent
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Nhật Bản không đề cập đến mục tiêu tỷ giá trong cuộc gặp với ông Bessent

Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Katsunobu Kato xác nhận rằng vấn đề mục tiêu tỷ giá hối đoái cụ thể hoàn toàn không được đề cập trong cuộc hội đàm hôm thứ Năm với Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Scott Bessent, mặc dù ông đã kiên quyết thúc giục phía Mỹ xem xét lại các biện pháp thuế quan.
Cấm công nghệ Trung Quốc, Mỹ có đang "gậy ông đập lưng ông"?
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Cấm công nghệ Trung Quốc, Mỹ có đang "gậy ông đập lưng ông"?

Tháng 5/2019, Bộ Thương mại Mỹ đưa Huawei và 68 công ty liên kết vào "Danh sách công ty bị kiểm soát", hạn chế nghiêm ngặt quyền tiếp cận công nghệ Mỹ. Lo ngại kéo dài hơn 20 năm về nguy cơ gián điệp và phá hoại từ Huawei đã được đẩy lên cao trào trong kỷ nguyên 5G, khi ngày càng nhiều thiết bị và hạ tầng quan trọng kết nối qua phần cứng của hãng này. Không dừng ở biện pháp trong nước, Mỹ còn phát động chiến dịch toàn cầu nhằm thuyết phục các quốc gia khác loại bỏ Huawei khỏi hệ thống của họ.
Nước Mỹ thời Trump: Từ “quốc gia không thể thay thế” đến vị thế lung lay
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Nước Mỹ thời Trump: Từ “quốc gia không thể thay thế” đến vị thế lung lay

Trong khi Tổng thống Donald Trump tiếp tục triển khai các chính sách thuế quan thiếu nhất quán, Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent vẫn ra sức giải thích mọi bước ngoặt như thể đều nằm trong tính toán. Nhưng với phần còn lại của thế giới, nỗ lực đó chỉ khiến chính quyền Mỹ trông thêm lúng túng. Các quan chức Nhà Trắng đang chạy đôn chạy đáo khắp nơi để đàm phán hàng loạt hiệp định thương mại trong bối cảnh thị trường tài chính đầy bất ổn – và họ muốn thế giới tin rằng đây là một chiến lược bài bản?
Lạm phát Tokyo "nóng" nhất 2 năm qua, giá gạo tăng vọt 93%!
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Lạm phát Tokyo "nóng" nhất 2 năm qua, giá gạo tăng vọt 93%!

Tốc độ lạm phát tại Tokyo đã gia tăng so với tháng trước và đạt mức cao nhất trong hai năm qua, củng cố cho lập trường tăng lãi suất của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) - hiện đang đối mặt với các yếu tố bất định từ biện pháp áp thuế quan của Hoa Kỳ.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ