Thị trường dầu mỏ có thể thâm hụt 3 triệu thùng/ngày trong quý tới

Thị trường dầu mỏ có thể thâm hụt 3 triệu thùng/ngày trong quý tới

Trần Minh Đức

Trần Minh Đức

Junior Analyst

09:30 13/09/2023

Thị trường dầu mỏ toàn cầu phải đối mặt với tình trạng thiếu nguồn cung hơn 3 triệu thùng/ngày trong quý tới - có thể là mức thâm hụt lớn nhất trong hơn một thập kỷ - khi Ả Rập Saudi gia hạn cắt giảm sản lượng.

Dữ liệu mới nhất do OPEC công bố cho thấy lý do tại sao nguồn cung tại Ả Rập bị thắt chặt, trong bối cảnh nhu cầu cao kỷ lục, đã khiến giá dầu tăng vọt vượt quá mức 90 USD/thùng ở London. Nước này tuần trước tuyên bố sẽ gia hạn cắt giảm sản lượng thêm 1 triệu thùng/ngày cho đến cuối năm nay mặc dù hiện tại nguồn cung toàn cầu đã bị thiếu hụt.

Dự trữ dầu thế giới, đã cạn kiệt mạnh trong quý này, thậm chí còn giảm mạnh hơn khoảng 3.3 triệu thùng/ngày trong ba tháng tới, dự báo được công bố trong báo cáo của OPEC vào hôm qua.

Nếu dự báo thành hiện thực, đây có thể là đợt giảm tồn kho lớn nhất kể từ ít nhất là năm 2007, theo phân tích của Bloomberg về số liệu do ban thư ký OPEC tại Vienna công bố.

Chiến lược của vương quốc này, cùng với Nga cắt giảm xuất khẩu, OPEC+ có nguy cơ thúc đẩy lạm phát cho nền kinh tế toàn cầu. Giá dầu diesel tăng vọt ở châu Âu, trong khi các hãng hàng không Mỹ cảnh báo hành khách phải chuẩn bị tinh thần vì chi phí tăng cao.

Nó thậm chí có thể trở thành một vấn đề chính trị đối với Tổng thống Mỹ Joe Biden khi ông chuẩn bị cho chiến dịch tái tranh cử vào năm tới, khi giá xăng toàn quốc tăng lên 4 USD/gallon. Nhà Trắng cho biết động thái của Ả Rập Saudi không ảnh hưởng tới các nỗ lực kinh tế của nước này.

Theo báo cáo, 13 thành viên của OPEC đã sản xuất trung bình 27.4 triệu thùng/ngày trong quý này, ít hơn khoảng 1.8 triệu thùng so với nhu cầu của người tiêu dùng. Nếu tổ chức này giữ sản lượng không thay đổi theo kế hoạch của Ả Rập Saudi, chênh lệch cung cầu sẽ tăng gần gấp đôi trong ba tháng cuối năm. OPEC ước tính họ cần cung cấp 30.7 triệu thùng/ngày trong quý IV để đáp ứng nhu cầu.

Trong khi các quan chức OPEC thường xuyên nói rằng mục tiêu của họ là giữ cho thị trường dầu mỏ thế giới cân bằng, những dự báo mới nhất cho thấy họ đang có ý định giảm nhanh lượng tồn kho. Báo cáo cho biết, dự trữ dầu thô ở các nền kinh tế phát triển hiện thấp hơn khoảng 114 triệu thùng so với mức trung bình trong giai đoạn 2015-2019.

Ả Rập Saudi có thể đưa giá tiếp cận 100 USD/thùng để trang trải chi tiêu của chính phủ cũng như các dự án đầy tham vọng của Thái tử Mohammed Bin Salman, theo Bloomberg Economics. Vương quốc này đã chi một khoản tiền đáng kể cho các dự án mạo hiểm, từ thành phố tương lai mang tên Neom cho đến việc mua lại những cầu thủ bóng đá hàng đầu như Cristiano Ronaldo cho giải đấu quốc gia của họ.

Báo cáo phần lớn giữ nguyên ước tính về cung và cầu toàn cầu trong năm nay và năm tới. Cuộc họp tiếp theo của OPEC+ sẽ diễn ra vào ngày 26/11 để xem xét chính sách sản xuất cho năm tới.

Trong khi việc thắt chặt nguồn cung do Ả-rập Saudi thực hiện phản ánh ảnh hưởng mà vương quốc này, Cơ quan Năng lượng Quốc tế hôm qua đã đưa ra lời nhắc nhở về việc sự kiểm soát đó có thể trở nên suy yếu.

IEA cho biết khi người tiêu dùng chuyển sang sử dụng năng lượng tái tạo để ngăn chặn biến đổi khí hậu, “chúng ta có thể đang chứng kiến những bước đầu trong sự thoái trào của kỷ nguyên nhiên liệu hóa thạch” với nhu cầu đạt đỉnh điểm trong thập kỷ này.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Cuộc chiến thương mại của Trump đe dọa tương lai ngành dầu mỏ tại North Dakota
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Cuộc chiến thương mại của Trump đe dọa tương lai ngành dầu mỏ tại North Dakota

Cuộc chiến thương mại toàn cầu của Donald Trump đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành dầu mỏ tại North Dakota, nơi đã từng là hình mẫu của cuộc cách mạng dầu đá phiến của Mỹ. Việc tăng thuế và biến động giá dầu đang đẩy nền kinh tế của tiểu bang vào tình trạng khó khăn, khi các nhà sản xuất dầu lo ngại về việc giảm sản lượng và ảnh hưởng tiêu cực đến các cộng đồng địa phương. Liệu các chính sách này có làm chậm lại đà phát triển của ngành dầu khí tại vùng đất từng một thời "vàng đen" này?
Vàng tiếp tục phá đỉnh sau khi Trump tiếp tục chỉ trích Chủ tịch Fed vì không hạ lãi suất
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Vàng tiếp tục phá đỉnh sau khi Trump tiếp tục chỉ trích Chủ tịch Fed vì không hạ lãi suất

Giá vàng tiếp tục đà tăng kỷ lục vào thứ Ba, được thúc đẩy bởi lo ngại xung quanh việc Tổng thống Mỹ Donald Trump chỉ trích Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (Fed) Jerome Powell, điều này làm suy yếu tâm lý chấp nhận rủi ro và khiến nhà đầu tư tìm đến tài sản trú ẩn an toàn như vàng.
Giá vàng đang tăng rất mạnh, nhưng bạc thì sao?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Giá vàng đang tăng rất mạnh, nhưng bạc thì sao?

Giá vàng đang "nóng" trở lại, thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ giới đầu tư toàn cầu. Tuy nhiên, đằng sau đà tăng ấn tượng ấy là những lo ngại ngày càng lớn về nguy cơ bong bóng. Trong khi đó, bạc – kim loại quý thường đi cùng xu hướng với vàng – lại tỏ ra yếu ớt và có thể là kẻ dẫn đầu đợt giảm giá mới. Lịch sử cho thấy tháng Tư thường là thời điểm nhạy cảm với bạc, và năm nay có thể cũng không ngoại lệ.
OPEC+ đẩy nhanh việc tăng sản lượng dầu, thị trường chuẩn bị đón sóng lớn
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

OPEC+ đẩy nhanh việc tăng sản lượng dầu, thị trường chuẩn bị đón sóng lớn

OPEC+ đang tăng tốc độ tăng sản lượng dầu bằng cách bổ sung thêm 411.000 thùng mỗi ngày trong tháng 5. Ả Rập Xê Út hiện đang đối mặt với áp lực ngân sách, cần giá dầu ở mức 96.20 USD/thùng để hòa vốn do các khoản chi tiêu lớn cho kế hoạch Vision 2030. Quốc gia này cũng đang tìm cách tận dụng mức thuế nhập khẩu thấp của Mỹ để phát triển ngành sản xuất và đầu tư mạnh vào khai khoáng nhằm gia tăng nguồn thu ngoài dầu mỏ.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ