Tháng tồi tệ nhất với đồng Đô la kể từ 2010 cuối cùng đã kết thúc

Tháng tồi tệ nhất với đồng Đô la kể từ 2010 cuối cùng đã kết thúc

22:47 31/07/2020

Tháng 7, đồng đô la Mỹ đã sụt giảm mạnh nhất trong một thập kỷ, đẩy đồng Bảng Anh và đồng Euro lên cao hơn giữa những lo ngại về sự phục hồi của nền kinh tế lớn nhất thế giới và bất ổn chính trị đang gia tăng.

Chỉ số DXY, thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh so với giỏ sáu đồng tiền đối ứng, đã giảm 4.3% trong tháng 7, đánh dấu đợt bán tháo tồi tệ nhất kể từ tháng 9 năm 2010. Mặc dù vậy, chỉ số này đã tìm cách hồi phục chút ít vào cuối tháng, tăng khoảng 0.4% vào thứ Sáu.

Chỉ số Nasdaq 100, được theo dõi chặt chẽ bởi các nhà đầu tư và các quỹ chỉ số lớn, đã tăng 1.7% mở cửa phiên giao dịch thứ Sáu sau khi bốn trong số các công ty công nghệ lớn nhất của Mỹ công bố kết quả kinh doanh hàng quý vào cuối ngày thứ Năm.

Facebook dẫn đầu mức tăng với mức tăng 8%. Apple tăng khoảng 6%, trong khi Amazon tăng 4%. Alphabet, công ty mẹ của Google, giảm 4% sau khi tiết lộ sự sụt giảm doanh số lần đầu tiên từng được ghi nhận.

Matt Stucky, quản lý danh mục đầu tư tại Northwestern Mutual có trụ sở tại Milwaukee, cho biết kết quả hàng quý mạnh mẽ “đến vào thời điểm chúng ta chứng kiến ​​sự sụt giảm GDP mạnh nhất trong đời.”

“Rất ấn tượng”, anh nói thêm. “Một phản ứng tích cực của cổ phiếu là hợp lý.”

Đồng đô la sụt giảm mạnh vào đầu tuần này với các trader lo lắng về sự phục hồi kinh tế ở Mỹ, sau khi sản lượng giảm vào mùa xuân năm nay, khi các vùng rộng lớn của nước Mỹ đối mặt với sự bùng phát coronavirus nghiêm trọng.

Lee Hardman, nhà phân tích tiền tệ tại MUFG cho biết, “dòng tiền bán tháo đồng đô la vẫn không ngừng nghỉ.”

Allison Nathan, một chiến lược gia tại Goldman Sachs cho biết, những dấu hiệu sớm của sự cải thiện tại các nơi khác của nền kinh tế toàn cầu cùng với những rắc rối chính trị của Hoa Kỳ sẽ gây thêm áp lực cho đồng Đô la Mỹ.

Supriya Menon, chiến lược gia đa tài sản tại Pictet Asset Management nói rằng sự thu hẹp khoảng cách giữa lãi suất – cũng như tốc độ tăng trưởng kinh tế – giữa Mỹ và phần còn lại của thế giới đã góp phần làm đồng đô la sụt giảm.

“Có nhiều yếu tố ngắn hạn khác ảnh hưởng đến đồng đô la. Đầu tiên là cuộc bầu cử Mỹ. Tiếp theo là số ca nhiễm bệnh ngày càng tồi tệ”, cô nói.

Lợi tức trái phiếu kho bạc 10 năm của Mỹ giảm nhẹ xuống dưới 0.54% và giao dịch gần mức thấp nhất mọi thời đại. Lợi suất thực Kho bạc Mỹ (loại bỏ lạm phát từ lợi suất danh nghĩa của trái phiếu) giảm xuống âm 1% vào thứ Sáu, ghi nhận mức thấp kỷ lục mới sau khi vượt qua mức đáy trước đó trong năm 2012.

Các nhà phân tích và nhà đầu tư cho biết sự sụt giảm của lãi suất Kho bạc là kết quả của một triển vọng ảm đạm đối với nền kinh tế và kỳ vọng về nhiều gói kích thích hơn nữa từ Cục Dự trữ Liên bang.

Vàng hướng về gần mức 2,000 USD /ounce, chỉ thiếu 0.5% ở mức 1,969 USD. Vàng đã tăng 11% trong tháng 7 khi các nhà đầu tư phải đối mặt với lợi nhuận âm sau khi được điều chỉnh lạm phát, của các tài sản trú ẩn như Trái phiếu Kho bạc Mỹ cũng như nợ của chính phủ Đức và Nhật Bản.

Chỉ số chứng khoán S&P 500 của Mỹ đã tăng thêm 0.2% vào thứ Sáu khi Chevron và ExxonMobil báo các khoản lỗ lớn theo quý. Cổ phiếu của các công ty dầu mỏ này giảm lần lượt khoảng 4% và 0.4%.

Cổ phiếu châu Âu tăng, với Euro Stoxx 600 tăng 0.5%. London FTSE 100 đã giảm 0.1%.

Tại châu Á-Thái Bình Dương, chỉ số Topix Nhật Bản đã giảm 2.8% trong khi S&P/ASX 200 của Úc giảm 2%. Chỉ số CSI 300 của các cổ phiếu niêm yết ở Thượng Hải và Thâm Quyến đóng cửa cao hơn 0.8%.

Dữ liệu chính thức cho thấy hoạt động của nhà máy Trung Quốc đã tăng lên trong tháng 7, đánh dấu tháng tăng thứ năm liên tiếp. Tuy nhiên, các nhà phân tích cảnh báo rằng sự phục hồi kinh tế của Trung Quốc sau Covid-19 có thể sớm chững lại.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Áp lực kép đè nặng lên USD: Thâm hụt, dòng vốn và kỳ vọng tăng trưởng
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Áp lực kép đè nặng lên USD: Thâm hụt, dòng vốn và kỳ vọng tăng trưởng

Đồng USD đang đối mặt với áp lực suy yếu khi định giá vẫn ở mức cao bất thường, trong khi dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Mỹ có dấu hiệu chững lại. Thâm hụt tài khoản vãng lai lớn cùng kỳ vọng tăng trưởng kinh tế Mỹ giảm sút đang khiến đồng tiền này dễ tổn thương hơn. Nếu xu hướng này tiếp diễn, USD có thể bước vào một chu kỳ điều chỉnh sâu như từng thấy trong quá khứ.
Thị trường Mỹ có vẻ đã có đáy, nhưng quá trình phục hồi sẽ mất khá nhiều thời gian
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Thị trường Mỹ có vẻ đã có đáy, nhưng quá trình phục hồi sẽ mất khá nhiều thời gian

Sau cú sốc thuế quan bất ngờ từ Nhà Trắng hồi đầu tháng 4, thị trường tài chính Mỹ chao đảo trong làn sóng bất định và hoảng loạn. Tuy nhiên, những dấu hiệu mới đây cho thấy thời điểm tồi tệ nhất có thể đã qua. Khi chính quyền bắt đầu thúc đẩy đàm phán thương mại và các chỉ báo rủi ro như VIX hay bất định chính sách dần hạ nhiệt, nhà đầu tư kỳ vọng vào một giai đoạn ổn định hơn phía trước. Dẫu vậy, lịch sử nhấn mạnh: sự phục hồi sẽ không đến nhanh chóng, mà là cả một quá trình dò đáy chậm rãi và nhiều thử thách.
Thuế vi mạch: Giải pháp hay gánh nặng cho nền kinh tế Mỹ?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Thuế vi mạch: Giải pháp hay gánh nặng cho nền kinh tế Mỹ?

Chính phủ Mỹ đang xem xét áp thuế đối với vi mạch nhập khẩu, một bước đi có thể làm thay đổi toàn bộ chuỗi cung ứng thiết bị điện tử. Tuy nhiên, việc này không chỉ tác động đến giá thành của các sản phẩm công nghệ, mà còn có thể dẫn đến những hệ quả không ngờ, từ việc chuyển dịch sản xuất ra nước ngoài cho đến ảnh hưởng đến sự tự cung tự cấp trong ngành công nghiệp vi mạch. Liệu thuế vi mạch có thực sự giải quyết được những vấn đề lớn như cạnh tranh với Trung Quốc và gia tăng sản xuất trong nước, hay chỉ đơn giản là một chiêu thức để đối phó với những thách thức toàn cầu hóa?
Đồng USD suy yếu: Mối nguy hiểm đối với lợi nhuận doanh nghiệp toàn cầu
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Đồng USD suy yếu: Mối nguy hiểm đối với lợi nhuận doanh nghiệp toàn cầu

Sự suy yếu của đồng bạc xanh và các chính sách thương mại của Tổng thống Donald Trump đang dấy lên lo ngại lớn đối với lợi nhuận của các công ty, đặc biệt là tại châu Âu. Việc đồng bạc xanh rớt xuống mức thấp nhất trong nhiều năm đã khiến các công ty xuất khẩu bị ảnh hưởng nặng nề, khi lợi nhuận từ thị trường Mỹ bị suy giảm khi chuyển đổi về các đồng tiền khác. Trong bối cảnh này, các chiến lược gia và nhà đầu tư đang tìm kiếm giải pháp cho những rủi ro mới, đặc biệt là trong mùa báo cáo lợi nhuận sắp tới.
Thị trường Mỹ giữa ngã ba đường: Phá đỉnh hay rơi về vực sâu?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Thị trường Mỹ giữa ngã ba đường: Phá đỉnh hay rơi về vực sâu?

Thị trường tài chính Mỹ đang rơi vào trạng thái lửng lơ khó đoán, ngay cả những ngưỡng kỹ thuật quen thuộc cũng mất đi ý nghĩa vốn có. Chỉ số S&P 500 chật vật trước mốc 5,450 như thể bị một bàn tay vô hình chặn lại, trong khi lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm dù có lúc sụt sâu vẫn ngoan cố bật lại quanh vùng 4.25%. Phải chăng thị trường đang chuẩn bị cho một cú rẽ lớn?
Khi nào căng thẳng thương mại Mỹ - Trung thực sự được giải quyết?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Khi nào căng thẳng thương mại Mỹ - Trung thực sự được giải quyết?

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đều nhận thấy lợi ích chiến lược khi trở lại bàn đàm phán thương mại. Mức thuế bổ sung 145% mà chính quyền Washington áp dụng đối với nhiều mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, cùng với mức thuế đáp trả 125% từ phía Bắc Kinh, đều không thể duy trì lâu dài.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ