Tại sao Scott Bessent có thể là một ‘’James Baker’’ của Donald Trump?

Tại sao Scott Bessent có thể là một ‘’James Baker’’ của Donald Trump?

Trần Quốc Khải

Trần Quốc Khải

Junior Editor

12:06 26/11/2024

Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump đã chọn Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính. Đã từng làm việc với ông khi ông là giám đốc đầu tư của Soros Fund Management, tôi tin rằng ông có thể đóng vai trò tương tự như James Baker đã đảm nhiệm cho Tổng thống Ronald Reagan vào những năm 1980, thiết kế ra một thỏa thuận mang tính toàn cầu để sắp xếp lại các loại tiền tệ chính của thế giới và đạt được một số điều chỉnh tài chính.

bài viết dựa trên góc nhìn của một thành viên cấp cao tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Đức

Bessent luôn là người quan sát sâu sắc nền kinh tế thế giới cùng hoạt động của các hệ thống tài chính và tiền tệ quốc tế. Ông điều hành văn phòng của George Soros tại châu Âu vào thời điểm xảy ra cuộc khủng hoảng đồng bảng Anh năm 1992; ông hiểu trước hầu hết mọi người rằng những thay đổi triệt để do Shinzo Abe thực hiện sẽ phục hồi nền kinh tế Nhật Bản bất chấp những trở ngại của tình trạng trì trệ vào năm 2012; và ông hiểu rõ hơn cả Soros tại sao sự kết nối giữa nền kinh tế Hoa Kỳ và Trung Quốc lại buộc phải có một "thông cáo chung Thượng Hải" ngầm để ngăn chặn một cuộc khủng hoảng tài chính ở Trung Quốc vào năm 2015.

Những thay đổi về chính sách và chế độ chính trị trong môi trường kinh tế vĩ mô toàn cầu, sự mất cân bằng tỷ giá hối đoái là một trong những mối bận tâm chính của Bessent. Mặc dù Bessent chính thức ủng hộ chương trình nghị sự chính sách kinh tế Maga, nhưng ông chắc chắn hiểu rằng điều này có thể gây gián đoạn như thế nào không chỉ đối với Hoa Kỳ và vai trò toàn cầu của đồng đô la mà còn đối với nền kinh tế thế giới.

Một chính sách thương mại rất hung hăng đối với Trung Quốc cũng như đối với các đồng minh của Hoa Kỳ sẽ không đạt được sự tái cân bằng cần thiết trong nền kinh tế thế giới nhưng cuối cùng có thể dẫn đến một cuộc ‘’đấu tranh mặc cả’’ mới — một chiến lược mà Bessent mô tả là "leo thang để hạ nhiệt". Theo quan điểm này, thuế quan được coi là chiến thuật đàm phán tốt nhất được để giành được những sự nhượng bộ về chính sách kinh tế từ các đối tác thương mại chính.

Thuế quan do Trump đề xuất chỉ có tác động hạn chế đến thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ và tác động tiêu cực một cách đáng kể đến nền kinh tế thế giới, phần lớn là do các biện pháp trả đũa không thể tránh khỏi và sự tăng giá của USD do sự phá giá một cách có chủ đích của đồng nhân dân tệ. Một USD mạnh hơn không chỉ khiến Trump tức giận mà còn làm mất ổn định nền kinh tế toàn cầu.

Như Bessent đã lập luận khi ông nói về "sự sắp xếp lại kinh tế toàn cầu" mà ông sẵn sàng tham gia, và như Trump đã chứng minh trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình bằng một thỏa thuận song phương giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, kết quả có thể xảy ra sẽ là một ‘’cuộc mặc cả lớn’’ trong môi trường quốc tế dưới việc USD mất giá dần dần và có sự điều chỉnh để đổi lấy việc giảm thuế quan của Hoa Kỳ. Điều này không chỉ buộc Trung Quốc phải chấp nhận sự linh hoạt hơn về tiền tệ mà còn giúp các quốc gia khác đóng góp có ý nghĩa hơn vào quá trình tái cân bằng toàn cầu bằng cách thúc đẩy nhu cầu trong nước.

Đổi lại, Hoa Kỳ sẽ cam kết giảm thuế quan và ở một mức độ nào đó sẽ củng cố tài chính. Điều này sẽ ổn định USD và thúc đẩy quá trình tái cân bằng nền kinh tế thế giới, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân bổ tốt hơn các khoản đầu tư và tiết kiệm toàn cầu. Điều này cũng sẽ cải thiện tiềm năng tăng trưởng của nền kinh tế thế giới, đặc biệt là ở các thị trường mới nổi và biên giới.

Một thỏa thuận lớn như vậy, gợi nhớ đến Hiệp định Plaza năm 1985 do Baker thiết kế, trong đó Hoa Kỳ đã thực hiện hành động phối hợp để làm suy yếu đồng đô, sẽ là một cách để đưa chính sách kinh tế Maga vào khuôn khổ quốc tế hợp tác. Nếu không có hiệp định này, sẽ có nguy cơ về sự gia tăng bất ổn của đồng đô dẫn đến chính sách tài khóa mất kiểm soát và đỉnh điểm là một cuộc khủng hoảng tiền tệ.

Bessent có một số trở ngại đáng kể cần vượt qua. Đầu tiên, ông cần tạo ra một môi trường hoạch định chính sách kinh tế gắn kết bên trong chính quyền Trump. Thứ hai, ông sẽ cần có khả năng đưa một loạt các biện pháp cắt giảm chi tiêu được thiết kế một cách thông minh thông qua Quốc hội. Và thứ ba, và quan trọng nhất, ông phải khôi phục khả năng phối hợp chính sách của chính phủ Hoa Kỳ ở cấp độ quốc tế. Nếu ông có thể làm được tất cả những điều đó, Bessent chắc chắn có cơ hội trở thành một Baker của Trump.

Financial Times

Broker listing

Cùng chuyên mục

Liệu thị trường ở thời điểm hiện tại đã có đáy?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Liệu thị trường ở thời điểm hiện tại đã có đáy?

Giữa lúc lo ngại về lạm phát siêu tốc, vỡ nợ quốc gia và chiến tranh đang lan rộng trong giới đầu tư, nhiều chỉ báo tâm lý cho thấy sự bi quan đang đạt mức cực độ — một tín hiệu mà một số nhà phân tích xem là cơ hội mua hiếm có. Tuy nhiên, lịch sử cũng cho thấy rằng tâm lý thị trường, dù tiêu cực đến đâu, không phải lúc nào cũng là chỉ báo đáng tin trong thời kỳ khủng hoảng thực sự. Vậy đâu là ranh giới giữa thời điểm “máu đổ là lúc nên mua” và “chưa đủ đau để tạo đáy”?
Nước Mỹ thời hậu công nghiệp: Giấc mơ ‘Made in America’ liệu có thành hiện thực?
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Nước Mỹ thời hậu công nghiệp: Giấc mơ ‘Made in America’ liệu có thành hiện thực?

Sau Thế chiến II, khi phần lớn châu Âu và Nhật Bản còn đang gượng dậy từ đống tro tàn, nước Mỹ từng chiếm hơn 50% sản lượng công nghiệp toàn cầu – một giai đoạn huy hoàng khi phần còn lại của thế giới phụ thuộc nặng nề vào hàng hóa “Made in USA”. Thế nhưng, ánh hào quang đó đã phai mờ theo thời gian.
Đồng CAD tăng khi Mark Carney tái đắc cử, thị trường kỳ vọng vào giai đoạn chuyển mình kinh tế Canada
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Đồng CAD tăng khi Mark Carney tái đắc cử, thị trường kỳ vọng vào giai đoạn chuyển mình kinh tế Canada

CAD/USD đã ghi nhận mức tăng nhẹ trong phiên giao dịch sáng 29/4 tại châu Á, phản ánh tâm lý tích cực của thị trường sau khi ông Mark Carney chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử, qua đó tiếp tục vai trò Thủ tướng và giữ vững quyền kiểm soát cho Đảng Tự do.
JPMorgan chuyển sang chiến lược lạc quan với cổ phiếu Mỹ nhưng vẫn cảnh báo rủi ro
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

JPMorgan chuyển sang chiến lược lạc quan với cổ phiếu Mỹ nhưng vẫn cảnh báo rủi ro

Bộ phận giao dịch của JPMorgan dự báo đà phục hồi của chứng khoán Mỹ còn dư địa nhờ lợi nhuận Big Tech và tiến triển thương mại. Tuy nhiên, ngân hàng cảnh báo tác động tiêu cực từ thuế quan có thể sớm gây áp lực lên nền kinh tế. Nhà đầu tư được khuyên nên thận trọng, ưu tiên chốt lời khi thị trường mạnh lên.
Một số nhà xuất khẩu Trung Quốc đẩy mạnh việc chuyển đổi USD trong bối cảnh chiến tranh thương mại
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Một số nhà xuất khẩu Trung Quốc đẩy mạnh việc chuyển đổi USD trong bối cảnh chiến tranh thương mại

Một số nhà xuất khẩu Trung Quốc đang tăng tốc chuyển đổi USD sang nhân dân tệ khi cho rằng áp lực giảm giá lớn nhất đối với đồng nội tệ đã qua. Động thái này phản ánh kỳ vọng nhân dân tệ sẽ ổn định sau khi Mỹ áp thuế cao, trong bối cảnh Bắc Kinh cam kết hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ