Sẽ không thể có một Fed "trung lập"

Sẽ không thể có một Fed "trung lập"

Đoàn Thu Hà

Đoàn Thu Hà

Junior Analyst

11:11 02/08/2022

Với lần tăng lãi suất thêm 75 bps vào tuần trước, Fed hiện tuyên bố họ đã đạt được mục tiêu chính sách tiền tệ "trung lập". Về lý thuyết, điều này có nghĩa là lãi suất không kích thích hay kìm hãm nền kinh tế.

Chủ tịch Fed Jerome Powell phát biểu: "Bây giờ chúng ta đang ở mức trung lập, khi quá trình thắt chặt sẽ có thời điểm thích hợp để chậm lại".

Powell đã nói rằng ông định dần dần thoát khỏi cuộc chiến chống lạm phát.

Tuy nhiên, ngay cả khi được đo bằng thước đo chính của Fed, lạm phát vẫn tiếp tục tăng nóng.

Chỉ số giá PCE tăng 6.8% so với cùng kỳ năm ngoái trong báo cáo mới nhất.

Lãi suất của Fed hiện ở mức 2.5% - không hề "trung lập" khi so với tỷ lệ lạm phát chính thức đang đạt 6.8%.

Cựu Bộ trưởng Bộ Tài chính Larry Summers cáo buộc các quan chức Fed đã suy nghĩ quá viển vông khi tính đến lạm phát.

"Jay Powell đã nói những thứ mà không thể phân tích được. Không có cách nào có thể hình dung được lãi suất 2.5% là trung lập trong một nền kinh tế với lạm phát tăng cao thế này."

Summers và Powell không đề cập đến tốc độ tăng trưởng chậm lại của nền kinh tế và thị trường tài chính đòn bẩy cao không thể chịu được các đợt tăng lãi suất. Đó là lý do tại sao Fed báo hiệu rằng họ sẽ sớm kết thúc chiến dịch thắt chặt của mình trước khi đạt được bất kỳ thành tựu nào trong công cuộc chống lạm phát.

Đối mặt với lạm phát cao kỷ lục trong 40 năm, chính sách tiền tệ của Fed đã chuyển từ cực kỳ nới lỏng sang hơi hơi nới lỏng.

Chính sách của Fed sẽ không bao giờ đạt đến mức thực sự trung lập - ít nhất trong thời gian tới.

Hệ thống tài chính và Chính phủ Mỹ (con nợ lớn nhất thế giới) cần lãi suất thấp. Lãi suất thực âm cho phép người đi vay được "cứu" theo thời gian do lạm phát tăng và giá trị tài sản danh nghĩa tăng.

Theo thời gian, lãi suất thực âm cũng sẽ đặt áp lực lên thị trường kim loại quý.

Vàng và bạc giảm khi Fed bắt đầu nói về lạm phát. Nhưng chúng đã tăng vào tuần trước khi các ngân hàng trung ương giảm kỳ vọng về chính sách tiền tệ thắt chặt trong tương lai.

Khi nói đến việc xây dựng chính sách tiền tệ, một Fed trung lập sẽ không thể xuất hiện. Các ngân hàng trung ương chắc chắn sẽ phân định kẻ thắng người thua khi họ thao túng lãi suất và bơm thanh khoản vào hệ thống tài chính của mình.

Những người chiến thắng trong các chính sách của Fed thường là các ngân hàng đầu tư ở Phố Wall và chính trị gia tại Washington, D.C. cùng với những người nắm giữ tài sản hữu hình gọi vốn bằng nợ.

Người thua cuộc là:

1. Những người tiết kiệm và hưu trí nắm giữ trái phiếu, những người có thu nhập không theo kịp lạm phát.

2. Những người lao động với mức lương không đủ để trang trải chi phí sinh hoạt ngày càng gia tăng.

Tuy nhiên, các nhà đầu tư cá nhân có thể đặt bản thân vào vị thế thắng cuộc trong các quyết định của Fed.

Trong chu kỳ kinh tế ổn định, cổ phiếu sẽ là lựa chọn tốt cho các nhà đầu tư. Ngược lại, sẽ có lợi hơn nhiều khi nắm trong tay các tài sản khác hưởng lợi từ chính sách của Fed trong môi trường lạm phát cao như hiện nay.

Khi nền kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái, các cổ phiếu thông thường rất dễ bị tổn thương. Nhu cầu tài sản trú ẩn an toàn cùng áp lực lạm phát tăng cao có thể hỗ trợ mạnh cho thị trường vàng bạc vốn đang bị định giá thấp.

FXStreet

Broker listing

Cùng chuyên mục

Bitcoin sẽ đi ngang đến bao giờ?
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Bitcoin sẽ đi ngang đến bao giờ?

Đà tích lũy của Bitcoin có thể sớm kết thúc khi sự phân kỳ giữa mức khối lượng mở tăng và funding rate âm báo hiệu khả năng xảy ra tình trạng bán khống.
Thuế quan Mỹ có nhưng tác động như thế nào đối với lạm phát và tăng trưởng của Vương quốc Anh?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Thuế quan Mỹ có nhưng tác động như thế nào đối với lạm phát và tăng trưởng của Vương quốc Anh?

Thuế quan đơn phương của Mỹ đã tạo ra một loạt những biến động khó lường đối với nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là đối với Vương quốc Anh. Dù lý thuyết kinh tế dự báo rằng USD sẽ tăng giá, tác động thực tế lại ngược lại, khiến cho các ngân hàng trung ương phải điều chỉnh chính sách tiền tệ trong bối cảnh không chắc chắn.
Chuyển đổi kinh tế dưới thời Trump sẽ gây ra những hệ quả gì?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Chuyển đổi kinh tế dưới thời Trump sẽ gây ra những hệ quả gì?

Dưới thời Trump, nền kinh tế Mỹ đối mặt với một chuyển đổi đầy thách thức, các chính sách thương mại và ngân sách có thể cải thiện tình hình dài hạn nhưng lại mang đến nhiều rủi ro ngắn hạn. Các mức thuế quan cao và quyết định liên quan đến Cục Dự trữ Liên bang có thể đẩy nền kinh tế vào tình trạng lạm phát đình trệ, gây khó khăn cho cả các công ty và thị trường tài chính. Bài viết phân tích sâu những nguy cơ này và tác động của chúng đến các tài sản rủi ro và tăng trưởng kinh tế Mỹ.
Dự đoán giá: BTC, ETH, XRP, BNB, SOL, DOGE, ADA, LINK, AVAX, SUI
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Dự đoán giá: BTC, ETH, XRP, BNB, SOL, DOGE, ADA, LINK, AVAX, SUI

Đà tăng của Bitcoin được hỗ trợ bởi lực mua vững chắc từ các định chế trong các quỹ ETF BTC giao ngay. Một đợt tăng trên mức $95.000 có thể khó khăn, nhưng dự đoán giá cuối năm của các nhà phân tích hiện đã mở rộng lên $200,000. Một số altcoin nhất định đang cho thấy dấu hiệu tạo đáy giá.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ