RBNZ chuẩn bị chính sách nới lỏng để chống lại đà tăng giá của NZD

RBNZ chuẩn bị chính sách nới lỏng để chống lại đà tăng giá của NZD

Đỗ Duy Đạt

Đỗ Duy Đạt

Associate Manager, FX G7

12:19 24/06/2020

Ngân hàng Dự trữ New Zealand dường như đang cảnh giác trước sự tăng giá của đồng Dollar New Zealand. Họ giữ chính sách ổn định tại cuộc họp sáng nay, nhưng cho biết sự tăng giá gần đây của NZD đã “tăng thêm áp lực đối với thu nhập từ xuất khẩu.” RBNZ rõ ràng đã báo hiệu rằng các công cụ chính sách bổ sung đang được thảo luận tích cực để triển khai trong những tháng tới - điều này gây cho chúng tôi ấn tượng rằng họ muốn chống lại đà tăng giá của đồng tiền này.

Ngân hàng trung ương RBNZ sẽ tóm tắt những điều này trong Tuyên bố chính sách tiền tệ tháng 8. Chúng tôi vẫn giữ quan điểm rằng có khả năng cao chương trình Mua tài sản quy mô lớn (Large Scale Asset Purchase) sẽ được tăng lên. Tuy nhiên, bất kỳ sự thay đổi nào về lãi suất âm sẽ phụ thuộc phần lớn vào hành động của các ngân hàng trung ương khác. Nếu các ngân hàng trung ương khác sử dụng lãi suất âm, RBNZ có thể sẽ bị áp lực phải đi theo để bảo vệ đồng Dollar New Zealand khỏi đà tăng mạnh hơn.

RBNZ giữ nguyên Lãi suất qua đêm ở mức 0.25%, như dự báo, và duy trì quy mô của chương trình LSAP ở mức 60 tỷ Dollar New Zealand.

RBNZ lưu ý rằng hoạt động kinh tế đã được nối lại sớm hơn so với dự báo trong Tuyên bố chính sách tiền tệ tháng 5 và kích thích tài khóa được công bố trong Ngân sách tháng 5 lớn hơn so với dự báo của RBNZ.

Với đồng Dollar New Zealand mạnh hơn, chúng tôi nghĩ rằng việc nới lỏng hơn nữa vẫn nằm trong số các vấn đề được thảo luận. Các thành viên ủy ban chính sách tiền tệ của RBNZ đã thảo luận về một chương trình cho vay có kỳ hạn, cắt giảm thêm lãi suất chính thức, tăng quy mô mua trái phiếu và việc mua tài sản nước ngoài là những công cụ tiềm năng có thể được triển khai trong những tháng tới.

RBNZ được cho là đang đối mặt với một bối cảnh tốt hơn bất kỳ ngân hàng trung ương nào khác. COVID-19 đã được đẩy lùi trong nước, cho phép nền kinh tế mở cửa trở lại sớm hơn dự kiến. Hỗ trợ tài khóa lớn hơn dự báo. Và sự sụt giảm GDP quý 1 thấp hơn mức dự kiến. Mặc dù vậy, những lợi ích đó đi kèm với những rủi ro - đặc biệt là mối đe dọa từ một đồng tiền có ít khả năng cạnh tranh hơn.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Thị trường kể từ “ngày giải phóng”: "Lên voi xuống chó" theo từng dòng tweet
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Thị trường kể từ “ngày giải phóng”: "Lên voi xuống chó" theo từng dòng tweet

Kể từ sáng ngày 3 tháng 4 — thời điểm ngay sau khi Tổng thống Donald Trump bất ngờ áp đặt loạt thuế quan mới trong khuôn khổ chính sách được ông gọi là “ngày giải phóng” — thị trường tài chính toàn cầu đã bước vào một chu kỳ biến động dữ dội, với những cú tăng giảm chóng mặt chẳng khác nào một chuyến tàu lượn siêu tốc.
Bắc Kinh chuẩn bị kích thích kinh tế khi tăng trưởng suy yếu và áp lực từ Mỹ gia tăng
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Bắc Kinh chuẩn bị kích thích kinh tế khi tăng trưởng suy yếu và áp lực từ Mỹ gia tăng

Bộ Chính trị Trung Quốc dự kiến nhóm họp cuối tháng này để đánh giá triển vọng kinh tế và khả năng đẩy nhanh thực thi các biện pháp hỗ trợ. Tăng trưởng quý II được dự báo suy yếu do ảnh hưởng từ thuế quan Mỹ và tiêu dùng giảm tốc. Giới phân tích cho rằng Bắc Kinh có thể mở rộng kích thích để giữ vững mục tiêu tăng trưởng khoảng 5% trong năm nay.
IMF: Châu Á có thể cắt giảm lãi suất để ứng phó cú sốc thuế quan từ Mỹ
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

IMF: Châu Á có thể cắt giảm lãi suất để ứng phó cú sốc thuế quan từ Mỹ

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết các ngân hàng trung ương ở châu Á hiện có dư địa để hạ lãi suất, nhằm hỗ trợ nhu cầu trong nước và giảm bớt tác động từ căng thẳng thương mại toàn cầu, trong bối cảnh khu vực này có nền tảng vững chắc hơn nhiều so với thời kỳ khủng hoảng tài chính châu Á.
Ông Trump 'lạm quyền' sa thải hai ủy viên FTC, nguy cơ mở ra 'kẽ hở chính trị' trong các cơ quan giám sát độc lập
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Ông Trump 'lạm quyền' sa thải hai ủy viên FTC, nguy cơ mở ra 'kẽ hở chính trị' trong các cơ quan giám sát độc lập

Hai ủy viên của Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) đang kiện chính quyền Tổng thống Donald Trump sau khi bị bất ngờ sa thải dù nhiệm kỳ chưa kết thúc. Nhưng đây không chỉ là câu chuyện cá nhân – theo họ, đây là dấu hiệu cảnh báo nghiêm trọng cho tương lai của nền kinh tế Mỹ, nếu các cơ quan giám sát độc lập bị biến thành công cụ chính trị.
Nhật Bản không đề cập đến mục tiêu tỷ giá trong cuộc gặp với ông Bessent
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Nhật Bản không đề cập đến mục tiêu tỷ giá trong cuộc gặp với ông Bessent

Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Katsunobu Kato xác nhận rằng vấn đề mục tiêu tỷ giá hối đoái cụ thể hoàn toàn không được đề cập trong cuộc hội đàm hôm thứ Năm với Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Scott Bessent, mặc dù ông đã kiên quyết thúc giục phía Mỹ xem xét lại các biện pháp thuế quan.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ