RBA tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản và hé lộ ra những điều quan trọng về nền kinh tế

RBA tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản và hé lộ ra những điều quan trọng về nền kinh tế

Đạt Nguyễn

Đạt Nguyễn

Currency Analyst

12:22 02/08/2022

Trong sáng nay theo giờ Việt Nam, Cục Dự trữ của Úc (RBA) đã có quyết định tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản đưa lãi suất lên mức 1.85% và đây là 3 tháng liên tiếp RBA phải làm điều này!

Trong sáng nay theo giờ Việt Nam, Cục Dự trữ của Úc (RBA) đã có quyết định tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản đưa lãi suất lên mức 1.85% và đây là 3 tháng liên tiếp RBA phải làm điều này!
Trong sáng nay theo giờ Việt Nam, Cục Dự trữ của Úc (RBA) đã có quyết định tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản đưa lãi suất lên mức 1.85% và đây là 3 tháng liên tiếp RBA phải làm điều này!

Mức lãi suất 1.85% hiện tại của RBA cũng là mức cao nhất trong vòng hơn 6 năm qua. Tuy nhiên, động thái này đã được thị trường kỳ vọng sau khi Bloomberg công bố kết quả khảo sát của 30 nhà kinh tế học của họ.

Thống đốc Philip Lowe đã có những phát biểu sau cuộc họp như sau (tạm dịch): "Hội đồng chính sách kỳ vọng đây là một trong những quyết định nhằm bình thường hóa chính sách tiền tệ trong các tháng sắp tới, tuy nhiên đây không phải là một lộ trình được hoạch định từ trước".

Tỷ giá AUD/USD giảm khoảng 50 pips trong vòng 1 tiếng đồng hồ kể từ tin tức được công bố. Hiện đang giao dịch quanh mức 0.6965 trong khi đó lợi suất TPCP kỳ hạn 2 năm giảm mạnh.

Không nằm ngoài cuộc đua thắt chặt chính sách trên toàn cầu, RBA giờ đây đang thay đổi chính sách vô cùng nhanh chóng khi họ đã tăng tới hơn 175 điểm cơ bản kể từ tháng Năm nhằm đối phó lại hiện tượng giá các mặt hàng tiêu dùng vượt ngoài tầm kiểm soát. Dữ liệu lạm phát cơ bản trong quý gần nhất của Úc hiện đang hơn gấp đôi so với mức mục tiêu từ 2-3%. Ông Lowe lại tự tin cho rằng nền kinh tế có thể vượt qua giai đoạn thắt chặt nhanh nhất này nhờ các hộ gia đình vẫn duy trì lượng tiền mặt ổn định từ gói cứu trợ trong thời điểm đại dịch và quan trọng là tỷ lệ thất nghiệp vẫn duy trì ở mức 3.5% - thấp nhất trong vòng 48 năm qua. Như vậy, rủi ro vỡ nợ khó có thể xảy ra.

Theo bà Eleanor Creagh, chuyên gia chiến lược kinh tế vĩ mô cao cấp của PropTrack, "Làm thế nào để các gia đình quyết định chi tiêu so với việc tiết kiệm trước tác động của lạm phát cao hơn và giá nhà giảm ảnh hưởng tiêu cực trực tiếp tới tài sản của họ là điều kiện quan trọng lên tỷ lệ tiền mặt và lãi suất tiền gửi tăng cao. Mối tương quan này sẽ là nguyên nhân khiến giá nhà có thể giảm và thị trường BĐS chưa thể bùng nổ trong thời gian tới."

Lãi suất cao hơn tác động rõ rệt tới những người đi vay Úc bởi hầu hết trong số họ đang sử dụng các khoản nợ thế chấp có lãi suất thay đổi.

RBA phát đi tín hiệu rằng họ sẽ đưa lãi suất tiền gửi về mức khoảng 2.5% hoặc mức trung lập, trong khi thị trường đang định giá cho ngưỡng 3.1% vào cuối năm nay.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Ông Trump 'lạm quyền' sa thải hai ủy viên FTC, nguy cơ mở ra 'kẽ hở chính trị' trong các cơ quan giám sát độc lập
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Ông Trump 'lạm quyền' sa thải hai ủy viên FTC, nguy cơ mở ra 'kẽ hở chính trị' trong các cơ quan giám sát độc lập

Hai ủy viên của Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) đang kiện chính quyền Tổng thống Donald Trump sau khi bị bất ngờ sa thải dù nhiệm kỳ chưa kết thúc. Nhưng đây không chỉ là câu chuyện cá nhân – theo họ, đây là dấu hiệu cảnh báo nghiêm trọng cho tương lai của nền kinh tế Mỹ, nếu các cơ quan giám sát độc lập bị biến thành công cụ chính trị.
Nhật Bản không đề cập đến mục tiêu tỷ giá trong cuộc gặp với ông Bessent
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Nhật Bản không đề cập đến mục tiêu tỷ giá trong cuộc gặp với ông Bessent

Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Katsunobu Kato xác nhận rằng vấn đề mục tiêu tỷ giá hối đoái cụ thể hoàn toàn không được đề cập trong cuộc hội đàm hôm thứ Năm với Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Scott Bessent, mặc dù ông đã kiên quyết thúc giục phía Mỹ xem xét lại các biện pháp thuế quan.
Cấm công nghệ Trung Quốc, Mỹ có đang "gậy ông đập lưng ông"?
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Cấm công nghệ Trung Quốc, Mỹ có đang "gậy ông đập lưng ông"?

Tháng 5/2019, Bộ Thương mại Mỹ đưa Huawei và 68 công ty liên kết vào "Danh sách công ty bị kiểm soát", hạn chế nghiêm ngặt quyền tiếp cận công nghệ Mỹ. Lo ngại kéo dài hơn 20 năm về nguy cơ gián điệp và phá hoại từ Huawei đã được đẩy lên cao trào trong kỷ nguyên 5G, khi ngày càng nhiều thiết bị và hạ tầng quan trọng kết nối qua phần cứng của hãng này. Không dừng ở biện pháp trong nước, Mỹ còn phát động chiến dịch toàn cầu nhằm thuyết phục các quốc gia khác loại bỏ Huawei khỏi hệ thống của họ.
Nước Mỹ thời Trump: Từ “quốc gia không thể thay thế” đến vị thế lung lay
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Nước Mỹ thời Trump: Từ “quốc gia không thể thay thế” đến vị thế lung lay

Trong khi Tổng thống Donald Trump tiếp tục triển khai các chính sách thuế quan thiếu nhất quán, Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent vẫn ra sức giải thích mọi bước ngoặt như thể đều nằm trong tính toán. Nhưng với phần còn lại của thế giới, nỗ lực đó chỉ khiến chính quyền Mỹ trông thêm lúng túng. Các quan chức Nhà Trắng đang chạy đôn chạy đáo khắp nơi để đàm phán hàng loạt hiệp định thương mại trong bối cảnh thị trường tài chính đầy bất ổn – và họ muốn thế giới tin rằng đây là một chiến lược bài bản?
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ