Nhật Bản dự kiến phát hành trái phiếu kỳ hạn ngắn hơn khi BoJ bắt đầu giảm dần QE

Nhật Bản dự kiến phát hành trái phiếu kỳ hạn ngắn hơn khi BoJ bắt đầu giảm dần QE

Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

09:15 20/06/2024

Đồng Yên liên tục giảm mạnh có nguy cơ gây ra lạm phát phi mã và khủng hoảng tiền tệ ở Nhật Bản, đặc biệt là sau quyết định liều lĩnh gần đây của BoJ. Cuối cùng, có vẻ như BoJ sẽ tăng lãi suất hoặc cắt giảm lượng mua trái phiếu khổng lồ của mình hoặc kết hợp cả hai.

BoJ cực kỳ lo sợ sẽ mất quyền kiểm soát thị trường trái phiếu Nhật Bản - thị trường mà họ nắm giữ phần lớn trong nhiều năm - nên không có gì ngạc nhiên khi Bộ Tài chính Nhật Bản cân nhắc kế hoạch chuyển hướng sang phát hành nhiều trái phiếu kỳ hạn ngắn hơn. Đây là một thay đổi lớn khi ngân hàng trung ương quyết định cắt giảm lượng mua trái phiếu chính phủ, điều này đảm bảo các khoản đầu tư dài hạn quan trọng sẽ ít biến động hơn - thị trường mà có kỳ hạn trái phiếu dài hơn và nguồn cung sẽ giảm nếu BoJ mua ít hơn.

Theo Bloomberg, Bộ Tài chính đã chuẩn bị một dự thảo đề xuất tăng tỷ lệ phát hành trái phiếu có kỳ hạn ngắn hơn, và dự kiến một nhóm chuyên gia ​​sẽ thông qua kế hoạch này vào thứ Sáu.

Động thái này diễn ra khi quyết định cắt giảm hoạt động mua trái phiếu của BoJ khuyến khích chính phủ tìm kiếm các nguồn tài trợ mới. BoJ đang nắm giữ khoảng 590 nghìn tỷ Yên (3.7 nghìn tỷ USD) JGB tính đến cuối tháng 3, chiếm hơn một nửa tổng số trái phiếu đang lưu hành. Theo bản đề xuất, cần giảm thời hạn nắm giữ trái phiếu để giảm rủi ro về lợi suất cho thị trường, đồng thời phát hành trái phiếu có lãi suất thả nổi như một lựa chọn thay thế.

Tương tự như chiến lược Yellen Twist của Mỹ nhằm tránh lợi suất trái phiếu dài hạn tăng vọt, việc rút ngắn thời gian đáo hạn trái phiếu là một sự thay đổi mạnh mẽ so với xu hướng gần đây. Trước đây, Bộ Tài chính Nhật Bản thường kéo dài thời gian đáo hạn trái phiếu do lãi suất chính sách của Nhật Bản luôn duy trì ở mức gần 0 trong nhiều thập kỷ và BoJ đã sử dụng chính sách kiểm soát đường cong lợi suất để kiềm chế lợi suất trái phiếu dài hạn.

BoJ khá quan ngại khi thực hiện những thay đổi lớn đối với thị trường trái phiếu đã "hóa đá" của Nhật Bản, nơi BoJ từ lâu đã là người mua đầu tiên và cuối cùng. Mặc dù BoJ đã chấm dứt YCC vào tháng 3, khi thực hiện đợt tăng lãi suất đầu tiên sau năm 17 năm, nhưng mức tăng rất nhỏ, khiến thị trường gần như không kỳ vọng BoJ sẽ thắt chặt chính sách trong tương lai gần. Điều này cũng khiến đồng Yên mất giá. Hôm thứ Sáu tuần trước, BoJ cho biết sẽ công bố chi tiết về kế hoạch cắt giảm lượng mua trái phiếu vào cuộc họp chính sách tiếp theo (ngày 31/7), và do thị trường đang kỳ vọng lần này BoJ sẽ thực hiện điều gì đó thay vì chỉ nói suông, đồng yên có thể sẽ còn giảm sau hơn nữa.

Bộ tài chính Nhật Bản đang chuẩn bị một dự thảo với những người tham gia thị trường và các chuyên gia vào ngày 21/6. Dự thảo lưu ý rằng việc rút ngắn thời gian đáo hạn trái phiếu sẽ làm tăng rủi ro đảo nợ và rủi ro lãi suất cho chính phủ, do đó, dự thảo khuyến nghị mở rộng tối đa nhóm người nắm giữ trái phiếu chính phủ.

Bộ đã gửi một bảng câu hỏi tới những người tham gia thị trường, bao gồm cả những người mua trái phiếu tiềm năng như các công ty bảo hiểm, ngân hàng và nhà đầu tư nước ngoài, tại cuộc họp gần đây nhất vào tháng 5. Bộ dự kiến sẽ công bố kết quả khảo sát đó cùng với đề xuất phát hành trái phiếu trong tương lai vào thứ Sáu, theo một nguồn tin.

Theo Bloomberg, các ngân hàng có tiềm năng trở thành một tệp khách hàng lớn thay thế BoJ, một người tham gia khảo sát của Bộ Tài chính Nhật Bản (MOF) lưu ý. Nhưng điều đó khó xảy ra khi tin tức mới nhất cho biết ngân hàng Norinchukin của Nhật Bản - trị giá 700 tỷ USD - đang bị buộc phải bán các khoản nắm giữ trái phiếu nước ngoài để bù đắp khoản lỗ "chưa thực hiện" khổng lồ. Và nếu Norinchukin phải bán trái phiếu nước ngoài thì làm sao có thể kỳ vọng họ sẽ mua trái phiếu Nhật Bản vào đúng thời điểm lợi suất dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong tương lai gần khi BoJ bắt đầu chu kỳ thắt chặt chính sách tiền tệ sau nhiều thập kỷ.

Kết luận lại, trong khi kế hoạch của BoJ cho thấy chìa khóa của chính sách quản lý TPCP Nhật Bản là "tạo ra một môi trường mà các ngân hàng có thể tự tin nắm giữ TPCP Nhật Bản", thì thực tế cho thấy chính sách tiền tệ của Nhật Bản đã là một thảm họa trong nhiều năm, do đó hệ quả duy nhất chắc chắn là một cuộc khủng hoảng trái phiếu sắp xảy ra.

Zerohedge

Broker listing

Cùng chuyên mục

Liệu thị trường ở thời điểm hiện tại đã có đáy?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Liệu thị trường ở thời điểm hiện tại đã có đáy?

Giữa lúc lo ngại về lạm phát siêu tốc, vỡ nợ quốc gia và chiến tranh đang lan rộng trong giới đầu tư, nhiều chỉ báo tâm lý cho thấy sự bi quan đang đạt mức cực độ — một tín hiệu mà một số nhà phân tích xem là cơ hội mua hiếm có. Tuy nhiên, lịch sử cũng cho thấy rằng tâm lý thị trường, dù tiêu cực đến đâu, không phải lúc nào cũng là chỉ báo đáng tin trong thời kỳ khủng hoảng thực sự. Vậy đâu là ranh giới giữa thời điểm “máu đổ là lúc nên mua” và “chưa đủ đau để tạo đáy”?
Nước Mỹ thời hậu công nghiệp: Giấc mơ ‘Made in America’ liệu có thành hiện thực?
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Nước Mỹ thời hậu công nghiệp: Giấc mơ ‘Made in America’ liệu có thành hiện thực?

Sau Thế chiến II, khi phần lớn châu Âu và Nhật Bản còn đang gượng dậy từ đống tro tàn, nước Mỹ từng chiếm hơn 50% sản lượng công nghiệp toàn cầu – một giai đoạn huy hoàng khi phần còn lại của thế giới phụ thuộc nặng nề vào hàng hóa “Made in USA”. Thế nhưng, ánh hào quang đó đã phai mờ theo thời gian.
Đồng CAD tăng khi Mark Carney tái đắc cử, thị trường kỳ vọng vào giai đoạn chuyển mình kinh tế Canada
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Đồng CAD tăng khi Mark Carney tái đắc cử, thị trường kỳ vọng vào giai đoạn chuyển mình kinh tế Canada

CAD/USD đã ghi nhận mức tăng nhẹ trong phiên giao dịch sáng 29/4 tại châu Á, phản ánh tâm lý tích cực của thị trường sau khi ông Mark Carney chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử, qua đó tiếp tục vai trò Thủ tướng và giữ vững quyền kiểm soát cho Đảng Tự do.
JPMorgan chuyển sang chiến lược lạc quan với cổ phiếu Mỹ nhưng vẫn cảnh báo rủi ro
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

JPMorgan chuyển sang chiến lược lạc quan với cổ phiếu Mỹ nhưng vẫn cảnh báo rủi ro

Bộ phận giao dịch của JPMorgan dự báo đà phục hồi của chứng khoán Mỹ còn dư địa nhờ lợi nhuận Big Tech và tiến triển thương mại. Tuy nhiên, ngân hàng cảnh báo tác động tiêu cực từ thuế quan có thể sớm gây áp lực lên nền kinh tế. Nhà đầu tư được khuyên nên thận trọng, ưu tiên chốt lời khi thị trường mạnh lên.
Một số nhà xuất khẩu Trung Quốc đẩy mạnh việc chuyển đổi USD trong bối cảnh chiến tranh thương mại
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Một số nhà xuất khẩu Trung Quốc đẩy mạnh việc chuyển đổi USD trong bối cảnh chiến tranh thương mại

Một số nhà xuất khẩu Trung Quốc đang tăng tốc chuyển đổi USD sang nhân dân tệ khi cho rằng áp lực giảm giá lớn nhất đối với đồng nội tệ đã qua. Động thái này phản ánh kỳ vọng nhân dân tệ sẽ ổn định sau khi Mỹ áp thuế cao, trong bối cảnh Bắc Kinh cam kết hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ