Một lý do tỷ lệ thất nghiệp có thể duy trì ở mức cao ngay cả khi nền kinh tế phục hồi

Một lý do tỷ lệ thất nghiệp có thể duy trì ở mức cao ngay cả khi nền kinh tế phục hồi

Ngô Văn Thịnh

Ngô Văn Thịnh

Economic Analyst

09:58 03/06/2021

Khi nguồn cung nhà để bán cao và nhu cầu mua nhà thấp, các chuyên gia thường nói về “thị trường người mua”, vì mọi người có thể tìm nhà mới nhanh hơn và rẻ hơn. Sau đó, là thời điểm khi có rất nhiều nhà kinh tế cho rằng việc tìm kiếm nhân viên mới sẽ nhanh hơn và rẻ hơn. Khi cả chi phí tuyển dụng và tiền lương đều giảm, về lý thuyết, các công ty nên cảm thấy được khuyến khích thuê thêm công nhân, điều này sẽ làm giảm nhanh tỷ lệ thất nghiệp sau một cú sốc kinh tế. Nhưng điều này có xảy ra trong thực tế?

Lượng tuyển dụng doanh nghiệp và số người tìm việc/việc làm
Lượng tuyển dụng doanh nghiệp và số người tìm việc/việc làm

Dữ liệu cho thấy tình trạng thất nghiệp có thể vẫn ở mức cao sau suy thoái kinh tế. Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-09, phải mất gần 8 năm tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ mới giảm từ mức cao nhất 10% xuống dưới mức thấp nhất trước suy thoái là 4.4%. Kể từ khi đại dịch covid-19 bắt đầu, tỷ lệ thất nghiệp đã giảm mạnh từ 14.8% xuống còn 6.1%. Nhưng con số đó vẫn cao gần gấp đôi mức trước đại dịch. Sự thui chột mất kỹ năng trong thời gian không làm việc có thể khiến một số người khó tìm được việc làm hơn. Áp lực từ những người lao động hiện tại có thể khiến tiền lương cho những lao động mới tăng cao một cách không bền vững, làm giảm động lực hiện có để tuyển dụng nhiều hơn (mặc dù số thành viên công đoàn giảm đã làm giảm tác động này trong các cuộc suy thoái gần đây).

Nghiên cứu mới gợi ý một lời giải thích bổ sung cho lý do tại sao tỷ lệ thất nghiệp lại ở mức cao trong thời gian dài - với tên gọi “thất nghiệp lây lan” - sau một cú sốc kinh tế. Tác giả Niklas Engbom của Trường Kinh doanh Stern thuộc Đại học New York, nói rằng các nhà kinh tế học nên hỏi các nhà quản lý nhân sự liệu suy thoái có làm cho công việc của họ dễ dàng hơn không. Câu trả lời, trước sự ngạc nhiên của các nhà kinh tế, thường sẽ là “không”. Đó là bởi vì họ đang phải đối mặt với việc sàng lọc hàng loạt đơn xin việc từ các ứng viên, nhiều người trong số họ sẽ không phù hợp với vị trí tuyển dụng. Điều đó gây tốn kém thời gian và tiền bạc của các công ty. Trong thời kỳ suy thoái, các nhà quản lý cũng khó phân biệt được những ứng viên xuất sắc nhất với những kẻ ngu ngốc. Với lượng ứng viên tăng cao, người sử dụng lao động càng khó xác định ai là người phù hợp, đặc biệt là nhiều người trong số họ sẽ chuyển ngành.

Để chứng minh lý thuyết này, ông Engbom đã sử dụng dữ liệu từ cuộc khảo sát của Cục Dự trữ Liên bang New York về kỳ vọng của người tiêu dùng, cùng với các nguồn khác, từ năm 2006 đến năm 2015. Dữ liệu cho thấy số lượng đơn xin việc cho mỗi vị trí tuyển dụng và số giờ mà nhà tuyển dụng dành cho mỗi vị trí tăng nhanh trong thời kỳ suy thoái 2008-09 (xem biểu đồ bên trái). Số người thất nghiệp nộp đơn xin việc nhiều hơn mười lần mỗi tháng so với những người chuyển việc. Nhưng tỷ lệ thành công trên mỗi đơn xin việc của những người thất nghiệp thấp hơn một nửa so với những người đã đi làm. Chi phí tuyển dụng bổ sung này có thể không khuyến khích các công ty thuê nhân viên mới khi nền kinh tế phục hồi.

Cần thêm dữ liệu để chứng minh giả thuyết của ông Engbom. Nhưng nó có thể cung cấp một lời giải thích hấp dẫn nếu báo cáo việc làm tiếp theo của Mỹ, dự kiến ​​vào ngày 4 tháng 6, đưa ra các xu hướng trái ngược nhau. Lượng việc làm tuyển dụng ở Mỹ đạt mức cao kỷ lục 8.1 triệu vào tháng 3 và số lượng người tìm việc trên mỗi vị trí tuyển dụng vẫn cao hơn nhiều so với trước đại dịch (xem biểu đồ bên phải). Mặc dù nhiều công ty tuyên bố rằng họ đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm lao động, nhưng tỷ lệ thất nghiệp đã tăng nhẹ trong tháng 4 từ 6.0% lên 6.1%. Có thể thị trường lao động đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm những người lao động phù hợp?

Một số công ty, chẳng hạn như McDonald’s, đang tăng lương để thu hút thêm nhân viên. Các quốc gia hào phóng hơn đang cung cấp tiền thưởng cho những người từ bỏ trợ cấp thất nghiệp để làm việc, trong khi những quốc gia tiết kiệm hơn đang sử dụng sự thiếu hụt lao động như một cái cớ để dừng chương trình trợ cấp sớm hơn. Nếu những giả thuyết của ông Engbom là đúng, những chính sách này có thể khuyến khích những người thất nghiệp ào ạt nộp CV cho các nhà tuyển dụng, nhưng có thể không dẫn đến việc nhanh chóng tuyển dụng thêm nhiều công nhân.

The Economist

Broker listing

Cùng chuyên mục

Nhật Bản không đề cập đến mục tiêu tỷ giá trong cuộc gặp với ông Bessent
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Nhật Bản không đề cập đến mục tiêu tỷ giá trong cuộc gặp với ông Bessent

Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Katsunobu Kato xác nhận rằng vấn đề mục tiêu tỷ giá hối đoái cụ thể hoàn toàn không được đề cập trong cuộc hội đàm hôm thứ Năm với Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Scott Bessent, mặc dù ông đã kiên quyết thúc giục phía Mỹ xem xét lại các biện pháp thuế quan.
Cấm công nghệ Trung Quốc, Mỹ có đang "gậy ông đập lưng ông"?
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Cấm công nghệ Trung Quốc, Mỹ có đang "gậy ông đập lưng ông"?

Tháng 5/2019, Bộ Thương mại Mỹ đưa Huawei và 68 công ty liên kết vào "Danh sách công ty bị kiểm soát", hạn chế nghiêm ngặt quyền tiếp cận công nghệ Mỹ. Lo ngại kéo dài hơn 20 năm về nguy cơ gián điệp và phá hoại từ Huawei đã được đẩy lên cao trào trong kỷ nguyên 5G, khi ngày càng nhiều thiết bị và hạ tầng quan trọng kết nối qua phần cứng của hãng này. Không dừng ở biện pháp trong nước, Mỹ còn phát động chiến dịch toàn cầu nhằm thuyết phục các quốc gia khác loại bỏ Huawei khỏi hệ thống của họ.
Nước Mỹ thời Trump: Từ “quốc gia không thể thay thế” đến vị thế lung lay
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Nước Mỹ thời Trump: Từ “quốc gia không thể thay thế” đến vị thế lung lay

Trong khi Tổng thống Donald Trump tiếp tục triển khai các chính sách thuế quan thiếu nhất quán, Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent vẫn ra sức giải thích mọi bước ngoặt như thể đều nằm trong tính toán. Nhưng với phần còn lại của thế giới, nỗ lực đó chỉ khiến chính quyền Mỹ trông thêm lúng túng. Các quan chức Nhà Trắng đang chạy đôn chạy đáo khắp nơi để đàm phán hàng loạt hiệp định thương mại trong bối cảnh thị trường tài chính đầy bất ổn – và họ muốn thế giới tin rằng đây là một chiến lược bài bản?
Lạm phát Tokyo "nóng" nhất 2 năm qua, giá gạo tăng vọt 93%!
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Lạm phát Tokyo "nóng" nhất 2 năm qua, giá gạo tăng vọt 93%!

Tốc độ lạm phát tại Tokyo đã gia tăng so với tháng trước và đạt mức cao nhất trong hai năm qua, củng cố cho lập trường tăng lãi suất của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) - hiện đang đối mặt với các yếu tố bất định từ biện pháp áp thuế quan của Hoa Kỳ.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ