Leo thang Nga - Ukraine chưa có hồi kết, giá ngũ cốc tiếp tục tăng vọt

Leo thang Nga - Ukraine chưa có hồi kết, giá ngũ cốc tiếp tục tăng vọt

14:35 01/03/2022

Thị trường hàng hóa giao dịch có một phiên biến động mạnh khi tất cả các mã giao dịch đều xanh, trừ đường là gần như không biến động

giá ngũ cốc tăng vọt
giá ngũ cốc tăng vọt

Diễn biến thị trường ngày 25/02

Việc ông Putin đưa lực lượng hạt nhân của Nga vào tình trạng sẵn sàng cũng như việc Ukraine xin gia nhập liên minh châu Âu đã đổ thêm dầu vào lửa giữa lúc giao tranh quân sự giữa hai nước. Thị trường hàng hoá đã phản ánh mối lo ngại về việc thiếu hụt nguồn cung dầu thô và nông sản, đồng thời là mối lo về việc đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu.

Thông tin chung

Các lực lượng Nga sau khi chiếm giữ hai thành phố tự trị Donetsk và Luhansk ở đông nam Ukraine vào tuần trước thì đã tiến hành cuộc đàm phán với Ukraine ở biên giới Belarus. Cuộc đàm phán được cho biết nhằm đảm bảo một lệnh ngừng bắn ngay lập tức và rút quân Nga khỏi lãnh thổ Ukraine trước hàng loạt các lệnh trừng phạt khắc nghiệt và hỗ trợ vũ trang từ các nước phương Tây. Hiện tại Nga vẫn chưa chiếm được bất kỳ thành phố với lượng dân cư lớn nào của Ukraine, với thủ đô Kyiv vẫn nằm dưới sự kiểm soát của chính phủ.
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy kêu gọi phương Tây xem xét vùng cấm bay đối với máy bay Nga trên lãnh thổ Ukraine hôm thứ Hai sau khi Moscow bắn phá thành phố lớn thứ hai của nước này, đồng thời kêu gọi đưa ra các lệnh trừng phạt mới của Hoa Kỳ và các đồng minh.
Trước cuộc chiến ở Ukraine, Ngân hàng Trung ương Anh đã dự báo rằng lạm phát sẽ đạt đỉnh cao nhất trong 30 năm khoảng 7.25% vào tháng 4. Các thị trường tài chính kỳ vọng BoE sẽ tăng lãi suất lên gần 2% trong năm nay từ mức 0.5% hiện nay. BoE đã trở thành ngân hàng trung ương lớn đầu tiên tăng lãi suất sau đại dịch vào tháng 12 và đã tăng một lần nữa trong tháng này từ 0.25% lên 0.5%.
Ngân hàng trung ương của Nga đã tăng khẩn cấp lãi suất lên 20% từ 9.5% để chống lại siêu lạm phát, trước tình trạng đồng rúp đang giảm giá nghiêm trọng do các lệnh trừng phạt toàn cầu đang được bắt đầu kích hoạt.
Lịch sự kiện

Phân tích kỹ thuật

1. Nhóm năng lượng

Giá dầu đã tăng vọt vào thứ Hai khi các đồng minh phương Tây áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt đối với Nga và chặn một số ngân hàng Nga khỏi hệ thống thanh toán toàn cầu (SWIFT), điều này có thể gây ra gián đoạn nghiêm trọng cho hoạt động xuất khẩu dầu của Nga. Trong khi đó, theo thông tin từ phía Iran, các cuộc đàm phán hạt nhân với Mỹ vẫn chưa giải quyết được các vấn đề chính, bao gồm mức độ giảm nhẹ các lệnh trừng phạt cũng như việc cung cấp đảm bảo rằng Mỹ sẽ không đơn phương từ bỏ hiệp ước một lần nữa.
Đánh giá: Tích cực
2. Đậu tương

Các nhà xuất khẩu tư nhân đã công bố hai đợt bán đậu tương lớn cho USDA vào thứ Hai. Đầu tiên là 5.0 triệu giạ để giao cho Trung Quốc trong năm tiếp thị 2022/23, bắt đầu từ ngày 01/09. Đợt thứ hai là 4.4 triệu giạ để giao hàng đến các điểm đến giấu tên trong niên vụ hiện tại.
Trong khi đó, theo báo cáo thanh tra xuất khẩu, xuất khẩu đậu tương giảm nhẹ so với tuần trước và đạt mức 27 triệu giạ. Con số này nằm ở nửa dưới so với dự đoán từ thị trường (từ 18.4 – 40.4 triệu giạ). Trung Quốc vẫn là quốc gia nhập khẩu đậu tương số 1 từ Mỹ, với 13.6 triệu giạ. Luỹ kế xuất khẩu tính đến hết tuần trước đạt 1.492 tỉ giạ, vẫn thấp hơn so với cùng kì năm ngoái.
Tại Brazil, Công ty tư vấn Agrural ước tính rằng, tính đến ngày 24/2, việc thu hoạch đậu tương của quốc gia này đã hoàn thành 44%, tăng 11 điểm phần trăm so với tuần trước và cao hơn nhiều so với con số 25% cùng kì năm ngoái. Agrural cũng ghi nhận rằng việc có quá nhiều mưa đang gây ảnh hưởng lên năng suất và chất lượng đậu tương ở nhiều vùng sản xuất như Minas Gerais, Bahia, Piaui và Rondonia.
Đánh giá: Tích cực
3. Lúa mì

Theo báo cáo thanh tra xuất khẩu, xuất khẩu lúa mì giảm nhẹ xuống mức 14.9 triệu giạ. Con số này nằm ở mức thấp so với dự đoán từ thị trường (từ 11 - 23 triệu giạ). Mexico là quốc gia nhập khẩu số 1 từ Mỹ, với 3.1 triệu giạ. Luỹ kế xuất khẩu lúa mì của Mỹ đạt 569 triệu giạ, vẫn thấp hơn cùng kì năm ngoái.
Ở vùng Biển Đen, Công ty tư vấn Nga Sovecon dự báo xuất khẩu lúa mì của quốc gia này trong tháng 2 sẽ đạt 91.9 triệu giạ, tăng 4.2% so với tháng 1.
Trong khi đó, Ấn Độ có thể hưởng lợi từ cuộc xung đột Nga-Ukraine. Trong nửa đầu năm 2022, nước này dự kiến sẽ xuất khẩu gần 147 triệu giạ lúa mì và đã có nhiều báo cáo cho thấy rằng nhu cầu mua lúa mì từ Ấn Độ tăng cao sau khi quân đội Nga tấn công Ukraine.
Đánh giá: Tích cực
4. Ngô

Theo báo cáo thanh tra xuất khẩu, xuất khẩu ngô Mỹ tuần vừa qua giảm nhẹ xuống mức 60.8 triệu giạ trong bối cảnh chuỗi cung ứng toàn cầu đang bị ảnh hưởng bởi chiến tranh tại Ukraine. Con số này vẫn nằm ở mức cao so với dự báo từ thị trường (39.4 triệu – 66.9 triệu giạ). Nhật Bản tiếp tục là quốc gia nhập khẩu nhiều ngô nhất, với 18 triệu giạ. Luỹ kế xuất khẩu ngô vẫn thấp hơn một chút so với cùng kì năm ngoái, với 912.8 triệu giạ.
Theo Cục Hàng hải quốc gia Ukraine Các cảng tại Ukraine sẽ tiếp tục đóng cho đến khi cuộc chiến kết thúc. Ít nhất 1 cảng (Mariupol) đã bị hư hại trong giao tranh.
Do thời tiết kém thuận lợi, sản lượng ngô năm 2022 của Nam Phi dự kiến sẽ giảm 11% sau mùa vụ bội thu năm 2021. Uỷ ban Ước tính Cây trồng Quốc gia Nam Phi ước tính sản lượng của quốc gia này sẽ đạt 571.9 triệu giạ trong mùa vụ này.
Đánh giá: Tích cực


Bài phân tích được thực hiện bởi đội ngũ Phân tích CTCP Saigon Futures - TVKD xuất sắc của Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam năm 2020. Mọi thắc mắc về thị trường và tư vấn đầu tư, Quý NĐT vui lòng liên hệ:
Hotline: 0286 686 0068
Website: https://saigonfutures.com/
Fanpage: Saigon Futures Inc.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Giá vàng hạ nhiệt khi lo ngại về thuế quan dịu bớt, dữ liệu kinh tế Mỹ được theo dõi sát sao
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Giá vàng hạ nhiệt khi lo ngại về thuế quan dịu bớt, dữ liệu kinh tế Mỹ được theo dõi sát sao

Giá vàng đã giảm vào thứ Ba do căng thẳng thương mại giữa Mỹ và các đối tác thương mại lớn dịu lại, làm giảm sức hấp dẫn của kim loại quý này với vai trò là tài sản trú ẩn an toàn. Trong khi đó, giới đầu tư đang chờ đợi các dữ liệu kinh tế Mỹ để đánh giá lộ trình chính sách của Cục Dự trữ Liên bang (Fed).
Giá vàng phục hồi khi thị trường chờ đợi các báo cáo kinh tế quan trọng của Mỹ trong tuần này
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Giá vàng phục hồi khi thị trường chờ đợi các báo cáo kinh tế quan trọng của Mỹ trong tuần này

Giá vàng tiếp tục tăng khi thị trường toàn cầu giữ tâm lý thận trọng trước loạt báo cáo kinh tế quan trọng của Mỹ. Bất ổn từ chính sách thương mại Mỹ-Trung cùng lo ngại lạm phát gia tăng đang thúc đẩy nhà đầu tư tìm đến vàng như tài sản trú ẩn, giúp giá vàng giữ vững trên ngưỡng 3,300 USD/ounce.
Cuộc chiến thương mại của Trump đe dọa tương lai ngành dầu mỏ tại North Dakota
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Cuộc chiến thương mại của Trump đe dọa tương lai ngành dầu mỏ tại North Dakota

Cuộc chiến thương mại toàn cầu của Donald Trump đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành dầu mỏ tại North Dakota, nơi đã từng là hình mẫu của cuộc cách mạng dầu đá phiến của Mỹ. Việc tăng thuế và biến động giá dầu đang đẩy nền kinh tế của tiểu bang vào tình trạng khó khăn, khi các nhà sản xuất dầu lo ngại về việc giảm sản lượng và ảnh hưởng tiêu cực đến các cộng đồng địa phương. Liệu các chính sách này có làm chậm lại đà phát triển của ngành dầu khí tại vùng đất từng một thời "vàng đen" này?
Vàng tiếp tục phá đỉnh sau khi Trump tiếp tục chỉ trích Chủ tịch Fed vì không hạ lãi suất
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Vàng tiếp tục phá đỉnh sau khi Trump tiếp tục chỉ trích Chủ tịch Fed vì không hạ lãi suất

Giá vàng tiếp tục đà tăng kỷ lục vào thứ Ba, được thúc đẩy bởi lo ngại xung quanh việc Tổng thống Mỹ Donald Trump chỉ trích Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (Fed) Jerome Powell, điều này làm suy yếu tâm lý chấp nhận rủi ro và khiến nhà đầu tư tìm đến tài sản trú ẩn an toàn như vàng.
Giá vàng đang tăng rất mạnh, nhưng bạc thì sao?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Giá vàng đang tăng rất mạnh, nhưng bạc thì sao?

Giá vàng đang "nóng" trở lại, thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ giới đầu tư toàn cầu. Tuy nhiên, đằng sau đà tăng ấn tượng ấy là những lo ngại ngày càng lớn về nguy cơ bong bóng. Trong khi đó, bạc – kim loại quý thường đi cùng xu hướng với vàng – lại tỏ ra yếu ớt và có thể là kẻ dẫn đầu đợt giảm giá mới. Lịch sử cho thấy tháng Tư thường là thời điểm nhạy cảm với bạc, và năm nay có thể cũng không ngoại lệ.
OPEC+ đẩy nhanh việc tăng sản lượng dầu, thị trường chuẩn bị đón sóng lớn
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

OPEC+ đẩy nhanh việc tăng sản lượng dầu, thị trường chuẩn bị đón sóng lớn

OPEC+ đang tăng tốc độ tăng sản lượng dầu bằng cách bổ sung thêm 411.000 thùng mỗi ngày trong tháng 5. Ả Rập Xê Út hiện đang đối mặt với áp lực ngân sách, cần giá dầu ở mức 96.20 USD/thùng để hòa vốn do các khoản chi tiêu lớn cho kế hoạch Vision 2030. Quốc gia này cũng đang tìm cách tận dụng mức thuế nhập khẩu thấp của Mỹ để phát triển ngành sản xuất và đầu tư mạnh vào khai khoáng nhằm gia tăng nguồn thu ngoài dầu mỏ.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ