Lệnh cấm xuất khẩu dầu diesel của Nga là mối đe dọa với thị trường toàn cầu

Lệnh cấm xuất khẩu dầu diesel của Nga là mối đe dọa với thị trường toàn cầu

Hoàng Thế Vinh

Hoàng Thế Vinh

Junior Analyst

10:57 22/09/2023

Quyết định cấm xuất khẩu dầu diesel và xăng của Nga có nguy cơ làm gián đoạn nguồn cung cấp nhiên liệu trước mùa đông, nhưng tác động đến mức độ nào còn phụ thuộc vào việc nó kéo dài bao lâu.

Theo dữ liệu từ Vortexa, Nga đã vận chuyển hơn một triệu thùng nhiên liệu diesel mỗi ngày trong năm nay, gần như trở thành nước xuất khẩu đường biển lớn nhất thế giới. Đó là một lượng cung khổng lồ mà thị trường có thể mất đi trong thời gian ngắn - gần đủ để đáp ứng toàn bộ nhu cầu của Đức.

Việc mất nguồn cung và bất kỳ đợt tăng giá nào sau đó sẽ không chỉ quan trọng đối với các trader về dầu mỏ và tài xế xe tải. Dầu diesel cũng được sử dụng trong tàu thủy và xe lửa cũng như trong các lĩnh vực nông nghiệp, sản xuất và xây dựng. Tóm lại, nó cung cấp sức mạnh cho nền kinh tế toàn cầu.

Ông Eugene Lindell, người đứng đầu bộ phận sản phẩm tinh chế tại công ty tư vấn FGE, cho biết: “Tất cả đều phụ thuộc vào thời gian. Các nhà máy lọc dầu của Nga có thể phải mất một tháng nữa mới phải đóng cửa do hạn chế về khả năng lưu trữ’’.

Dòng chảy dầu diesel của Nga

Nga cho biết họ đã ban hành lệnh cấm tạm thời để giảm giá nhiên liệu đang trên đà tăng trong nước, nhưng việc tiêu thụ tất cả lượng dầu đó trong nước cũng là một thách thức. Một số có thể được đưa vào kho và nhiều nhà máy lọc dầu đang tiến hành bảo trì cũng khiến tình hình trở nên dễ thở hơn.

Nhưng đến một lúc nào đó nước này sẽ phải tiếp tục xuất khẩu hoặc cắt giảm sản lượng lọc dầu. Và phương án thứ hai có nguy cơ gây thiếu xăng trong nước.

Ông Koen Wessels, nhà phân tích sản phẩm dầu mỏ của công ty tư vấn Energy Aspects, cho biết: “Mặc dù lệnh cấm là vô thời hạn, nhưng chúng tôi không hy vọng nó sẽ kéo dài”.

Phản ứng của thị trường

Sự sụt giảm nguồn cung đã đẩy các chỉ số giá dầu diesel lên cao hơn, động thái này tương đối nhẹ nhàng trước một sự kiện lớn như vậy, cho thấy một số trader về diesel vẫn hoài nghi về tác động của nó.

Tại tây bắc châu Âu, chênh lệch giá dầu diesel với dầu thô đã tăng vọt trước lệnh cấm của Nga, tạm thời vượt 37 USD/thùng và đạt mức cao nhất trong 5 ngày.

Hợp đồng tương lai giao tháng 10 cũng tăng so với nhiên liệu giao vào tháng sau. Cấu trúc tăng giá, cũng được gọi là backwardation, đạt gần 36 USD/tấn, chỉ là mức cao nhất trong ba ngày.

Bức tranh toàn cảnh

Nguồn cung dầu diesel toàn cầu đã chịu áp lực nặng nề trước khi lệnh cấm xuất khẩu của Nga được công bố. Sản lượng của các nhà máy lọc dầu đã bị hạn chế do sự kết hợp giữa việc cắt giảm sản lượng của OPEC+ và nhu cầu đối với các loại xăng đã tinh chế khác. Các nhà máy ngừng hoạt động cũng không giúp được gì trong tình hình này.

Trước chiến tranh Ukraine, các thùng dầu diesel xuất khẩu bằng đường biển của Nga chủ yếu được vận chuyển sang các quốc gia châu Âu. Nhưng việc áp đặt lệnh cấm đã làm đảo lộn dòng chảy thương mại toàn cầu – các chuyến hàng đến Thổ Nhĩ Kỳ đã tăng vọt. Điều này cũng xảy ra tương tự với Brazil, Ả Rập Saudi và Tunisia.

Điều đó không đồng nghĩa các quốc gia này sẽ phải chịu toàn bộ gánh nặng từ việc cắt giảm nguồn cung của Nga. Thị trường dầu diesel mang tính toàn cầu: Ví dụ, nếu Thổ Nhĩ Kỳ hoặc Brazil thiếu hụt nguồn cung đột ngột, hàng hóa sẽ đến từ các nguồn cung cấp khác không phải Nga.

Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?

Lệnh cấm có hiệu lực từ ngày 21/9, mặc dù đây không phải là lệnh cấm ngay lập tức. Theo nghị định, những hàng hóa nhiên liệu đã được Russian Railways chấp nhận vận chuyển hoặc những hàng hóa vận chuyển bằng đường biển vẫn có thể được xuất khẩu.

Sắc lệnh cho biết có những miễn trừ đối với các nguồn cung cấp nhỏ, bao gồm việc giao hàng cho các đối tác liên minh thương mại từ một số nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ, cũng như các thỏa thuận liên chính phủ, viện trợ nhân đạo và quá cảnh.

Khi lệnh cấm cuối cùng được dỡ bỏ, cũng có nguy cơ nguồn cung của Nga sẽ phục hồi nhanh chóng, khi các nhà xuất khẩu cố gắng trút bỏ sản phẩm đã tích trữ.

Bloomberg

Broker listing

Thư mục bài viết

Cùng chuyên mục

Cuộc chiến thương mại của Trump đe dọa tương lai ngành dầu mỏ tại North Dakota
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Cuộc chiến thương mại của Trump đe dọa tương lai ngành dầu mỏ tại North Dakota

Cuộc chiến thương mại toàn cầu của Donald Trump đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành dầu mỏ tại North Dakota, nơi đã từng là hình mẫu của cuộc cách mạng dầu đá phiến của Mỹ. Việc tăng thuế và biến động giá dầu đang đẩy nền kinh tế của tiểu bang vào tình trạng khó khăn, khi các nhà sản xuất dầu lo ngại về việc giảm sản lượng và ảnh hưởng tiêu cực đến các cộng đồng địa phương. Liệu các chính sách này có làm chậm lại đà phát triển của ngành dầu khí tại vùng đất từng một thời "vàng đen" này?
Vàng tiếp tục phá đỉnh sau khi Trump tiếp tục chỉ trích Chủ tịch Fed vì không hạ lãi suất
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Vàng tiếp tục phá đỉnh sau khi Trump tiếp tục chỉ trích Chủ tịch Fed vì không hạ lãi suất

Giá vàng tiếp tục đà tăng kỷ lục vào thứ Ba, được thúc đẩy bởi lo ngại xung quanh việc Tổng thống Mỹ Donald Trump chỉ trích Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (Fed) Jerome Powell, điều này làm suy yếu tâm lý chấp nhận rủi ro và khiến nhà đầu tư tìm đến tài sản trú ẩn an toàn như vàng.
Giá vàng đang tăng rất mạnh, nhưng bạc thì sao?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Giá vàng đang tăng rất mạnh, nhưng bạc thì sao?

Giá vàng đang "nóng" trở lại, thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ giới đầu tư toàn cầu. Tuy nhiên, đằng sau đà tăng ấn tượng ấy là những lo ngại ngày càng lớn về nguy cơ bong bóng. Trong khi đó, bạc – kim loại quý thường đi cùng xu hướng với vàng – lại tỏ ra yếu ớt và có thể là kẻ dẫn đầu đợt giảm giá mới. Lịch sử cho thấy tháng Tư thường là thời điểm nhạy cảm với bạc, và năm nay có thể cũng không ngoại lệ.
OPEC+ đẩy nhanh việc tăng sản lượng dầu, thị trường chuẩn bị đón sóng lớn
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

OPEC+ đẩy nhanh việc tăng sản lượng dầu, thị trường chuẩn bị đón sóng lớn

OPEC+ đang tăng tốc độ tăng sản lượng dầu bằng cách bổ sung thêm 411.000 thùng mỗi ngày trong tháng 5. Ả Rập Xê Út hiện đang đối mặt với áp lực ngân sách, cần giá dầu ở mức 96.20 USD/thùng để hòa vốn do các khoản chi tiêu lớn cho kế hoạch Vision 2030. Quốc gia này cũng đang tìm cách tận dụng mức thuế nhập khẩu thấp của Mỹ để phát triển ngành sản xuất và đầu tư mạnh vào khai khoáng nhằm gia tăng nguồn thu ngoài dầu mỏ.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ