Lạm phát vẫn dai dẳng - bài toán hóc búa đối với Fed

Lạm phát vẫn dai dẳng - bài toán hóc búa đối với Fed

Bùi Thu Phương

Bùi Thu Phương

Junior Analyst

15:58 11/04/2024

Một số người cho rằng việc cắt giảm lãi suất chỉ có thể diễn ra sau cuộc bầu cử tổng thống.

Câu chuyện kinh tế của năm 2023 là tình trạng lạm phát giảm nhưng tăng trưởng kinh tế vẫn ổn định, điều này đã hỗ trợ thị trường chứng khoán tăng. Bối cảnh trong năm 2024 đã có sự khác biệt. Tăng trưởng kinh tế vẫn duy trì mạnh mẽ nhưng lạm phát đang trở nên khó kiểm soát hơn. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đang đối mặt với tình thế khó xử về việc có nên bắt đầu cắt giảm lãi suất hay không. Nhà đầu tư thì đối mặt với thực tế rằng việc thắt chặt chính sách tiền tệ sẽ ''trễ hơn'' so với dự đoán.

Dữ liệu mới nhất cho thấy lạm phát nóng hơn dự kiến trong tháng Ba. Các kinh tế học dự đoán CPI lõi – loại bỏ lương thực và năng lượng sẽ tăng 0.3% so với tháng trước nhưng số liệu thực tế tăng 0.4%. Mặc dù có vẻ không cao hơn nhiều so với mức dự doán nhưng đây là tháng thứ ba liên tiếp chỉ số CPI lõi vượt qua mức dự báo. Tiếp tục tăng với mức độ như hiện tại sẽ khiến lạm phát ở mức hơn 4%, gấp đôi mục tiêu 2% của Fed.

Kỳ vọng của thị trường về lãi suất và chỉ số CPI lõi

Vào tháng 12/2023, hầu hết các nhà đầu tư đều dự đoán có 6 hoặc 7 đợt cắt giảm lãi suất trong năm nay. Tuy nhiên, hiện họ đã điều chỉnh lại những dự báo đó. Chỉ trong vài phút sau khi có số liệu lạm phát mới nhất, thị trường đã định giá chỉ còn 1 hoặc 2 lần cắt giảm lãi suất trong năm nay - một sự điều chỉnh lớn. Hiện nay, có khả năng Fed sẽ không cắt giảm lãi suất trước cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11. Đây sẽ là một đòn giáng mạnh vào tổng thống đương nhiệm Joe Biden.

Chủ tịch Fed Jerome Powell đã duy trì sự nhất quán. Ông luôn nhấn mạnh rằng Fed sẽ luôn dựa trên dữ liệu kinh tế để thiết lập chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, thay vì phản ứng nhanh chóng với những con số liệu mới, ông khuyên rằng nên kiên nhẫn, cẩn trọng. Đầu năm nay, hay ngay cả sau sáu tháng liên tiếp số liệu lạm phát biến động nhẹ, ông cho biết Fed muốn có thêm niềm tin rằng lạm phát sẽ giảm trước khi họ bắt đầu cắt giảm lãi suất. Sự thận trọng như vậy dường như là quá đáng. Tuy nhiên, đến hiện nay thực tế chứng minh điều này là hoàn toàn hợp lý.

Sự biến động của lạm phát cũng đã thay đổi vị thế của Fed so với thị trường. Vào cuối năm 2023, khi các nhà đầu tư dự đoán có tới 7 đợt cắt giảm lãi suất trong năm nay, các quan chức với dự báo chỉ có 3 lần hạ lãi suất và có vẻ hawkish hơn. Trong những dự đoán mới nhất được công bố cách đây gần một tháng, các quan chức vẫn dự báo 3 đợt cắt giảm lãi suất nhưng có vẻ dovish hơn. Fed sẽ cập nhật dự đoán tiếp theo vào tháng Sáu.

Trong thời gian này, Fed sẽ theo dõi các số liệu kinh tế khác. Thước đo lạm phát chính của Fed – chỉ số PCE lõi sẽ được công bố trong vài tuần tới và dự kiến sẽ tăng 0.3% so với tháng trước trong tháng 3. Một số mặt hàng đã thúc đẩy CPI tăng đặc biệt là bảo hiểm xe hơi và dịch vụ y tế được định nghĩa khác trong cách tính PCE. Fed cũng có thể an tâm hơn bởi dữ liệu cho thấy mức tăng lương vẫn tiếp tục ổn định.

Tuy nhiên, việc cố gắng giải thích những con số không như mong đợi bằng cách chỉ ra những sai sót trong dữ liệu này hay dữ liệu kia là điều ám ảnh của năm 2021, khi những người phủ nhận lạm phát cho rằng giá cả tăng nhanh chỉ là một hiện tượng tạm thời. Tóm lại, mặc dù tăng trưởng vẫn duy trì mạnh mẽ nhưng hiện tại dường như đang vượt quá giới hạn nguồn cung của nền kinh tế, dẫn đến lạm phát dai dẳng. Điều này làm cho chính sách tiền tệ phải thắt chặt chứ không phải nới lỏng. Fed vốn đã thận trọng trong việc cắt giảm lãi suất, giờ đây sẽ còn thận trọng hơn nữa.

The Economist

Broker listing

Cùng chuyên mục

Bắc Kinh chuẩn bị kích thích kinh tế khi tăng trưởng suy yếu và áp lực từ Mỹ gia tăng
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Bắc Kinh chuẩn bị kích thích kinh tế khi tăng trưởng suy yếu và áp lực từ Mỹ gia tăng

Bộ Chính trị Trung Quốc dự kiến nhóm họp cuối tháng này để đánh giá triển vọng kinh tế và khả năng đẩy nhanh thực thi các biện pháp hỗ trợ. Tăng trưởng quý II được dự báo suy yếu do ảnh hưởng từ thuế quan Mỹ và tiêu dùng giảm tốc. Giới phân tích cho rằng Bắc Kinh có thể mở rộng kích thích để giữ vững mục tiêu tăng trưởng khoảng 5% trong năm nay.
IMF: Châu Á có thể cắt giảm lãi suất để ứng phó cú sốc thuế quan từ Mỹ
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

IMF: Châu Á có thể cắt giảm lãi suất để ứng phó cú sốc thuế quan từ Mỹ

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết các ngân hàng trung ương ở châu Á hiện có dư địa để hạ lãi suất, nhằm hỗ trợ nhu cầu trong nước và giảm bớt tác động từ căng thẳng thương mại toàn cầu, trong bối cảnh khu vực này có nền tảng vững chắc hơn nhiều so với thời kỳ khủng hoảng tài chính châu Á.
Ông Trump 'lạm quyền' sa thải hai ủy viên FTC, nguy cơ mở ra 'kẽ hở chính trị' trong các cơ quan giám sát độc lập
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Ông Trump 'lạm quyền' sa thải hai ủy viên FTC, nguy cơ mở ra 'kẽ hở chính trị' trong các cơ quan giám sát độc lập

Hai ủy viên của Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) đang kiện chính quyền Tổng thống Donald Trump sau khi bị bất ngờ sa thải dù nhiệm kỳ chưa kết thúc. Nhưng đây không chỉ là câu chuyện cá nhân – theo họ, đây là dấu hiệu cảnh báo nghiêm trọng cho tương lai của nền kinh tế Mỹ, nếu các cơ quan giám sát độc lập bị biến thành công cụ chính trị.
Nhật Bản không đề cập đến mục tiêu tỷ giá trong cuộc gặp với ông Bessent
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Nhật Bản không đề cập đến mục tiêu tỷ giá trong cuộc gặp với ông Bessent

Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Katsunobu Kato xác nhận rằng vấn đề mục tiêu tỷ giá hối đoái cụ thể hoàn toàn không được đề cập trong cuộc hội đàm hôm thứ Năm với Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Scott Bessent, mặc dù ông đã kiên quyết thúc giục phía Mỹ xem xét lại các biện pháp thuế quan.
Cấm công nghệ Trung Quốc, Mỹ có đang "gậy ông đập lưng ông"?
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Cấm công nghệ Trung Quốc, Mỹ có đang "gậy ông đập lưng ông"?

Tháng 5/2019, Bộ Thương mại Mỹ đưa Huawei và 68 công ty liên kết vào "Danh sách công ty bị kiểm soát", hạn chế nghiêm ngặt quyền tiếp cận công nghệ Mỹ. Lo ngại kéo dài hơn 20 năm về nguy cơ gián điệp và phá hoại từ Huawei đã được đẩy lên cao trào trong kỷ nguyên 5G, khi ngày càng nhiều thiết bị và hạ tầng quan trọng kết nối qua phần cứng của hãng này. Không dừng ở biện pháp trong nước, Mỹ còn phát động chiến dịch toàn cầu nhằm thuyết phục các quốc gia khác loại bỏ Huawei khỏi hệ thống của họ.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ