Lạm phát liệu còn giữ được đà tăng?

Lạm phát liệu còn giữ được đà tăng?

Nguyễn Thanh Lịch

Nguyễn Thanh Lịch

Junior Analyst

11:04 09/12/2021

Dự báo của Econoday.com dự đoán rằng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) sẽ tăng lên 6.8% so với cùng kỳ năm ngoái. Nếu điều đó xảy ra, lạm phát tiêu dùng sẽ tăng lên mức cao nhất hàng năm kể từ đầu những năm 1980.

Chỉ số CPI và CPI lõi tại Mỹ trong 20 năm nay. CPI đã đạt đỉnh hơn 20 năm tại mức hơn 6% YoY.
Chỉ số CPI và CPI lõi tại Mỹ trong 20 năm nay. CPI đã đạt đỉnh hơn 20 năm tại mức hơn 6% YoY.

Chỉ số CPI lõi, loại trừ giá thực phẩm và năng lượng, đang ở mức thấp hơn là một điều đáng khích lệ vì đây là thước đo lạm phát đáng tin cậy hơn. Nhưng kỳ vọng cho dữ liệu tháng 11 sắp tới cũng cho thấy một xu hướng tăng nóng, khi CPI lõi được dự báo sẽ tăng lên 4.9% - mức cao nhất kể từ đầu những năm 1990.

Tất cả đều đáng lo ngại khi Fed đã loại bỏ từ "tạm thời" để nói về lạm phát. Mặc dù Chủ tịch Fed Jerome Powell vẫn đang kỳ vọng áp lực lạm phát sẽ giảm bớt vào năm 2022, nhưng quyết định loại bỏ từ "tạm thời" cho thấy Fed dự đoán rằng lạm phát cao sẽ tồn tại lâu hơn dự kiến ​.

Theo Chủ tịch Powell, "nhìn chung, mức giá cao hơn mà chúng ta đang thấy có liên quan đến sự mất cân bằng cung - cầu bắt nguồn trực tiếp từ đại dịch và sự mở cửa trở lại của nền kinh tế, nhưng cũng có bằng chứng cho thấy giá cả tăng mạnh và lan rộng hơn nhiều trong vài tuần trở lại đây. Tôi nghĩ rằng nguy cơ lạm phát leo thang đã tăng lên." Sự thay đổi trong giọng điệu của Fed đã đánh tiếng rằng việc tăng lãi suất đang tới nhanh hơn so với dự kiến trước đây.

Brian Coulton, kinh tế trưởng của Fitch Ratings cho rằng: “Có vẻ như Fed đang dọn đường để có thể đưa ra quyết định tăng lãi suất trước cuối năm sau nếu họ cảm thấy cần thiết”.

Hợp đồng tương lai lãi suất Fed vẫn dự báo khả năng sẽ không tăng lãi suất trong tương lai gần. Nhưng kỳ vọng về việc nâng lãi suất từ mức hiện tại 0% - 0.25% đang tăng lên trong những tháng tới. Nhưng khả năng tăng lãi suất trong cuộc họp FOMC ngày 15 tháng 12 vào tuần tới gần như bằng 0. Dữ liệu từ CME dự báo khả năng tăng lãi suất sẽ bứt phá mạnh trong năm tới. Lần đầu tiên kỳ vọng tăng lãi suất của thị trường vượt mốc 50% là cuộc họp ngày 4/5/2022.

Đối với dữ liệu cập nhật vào thứ Sáu tuần này về lạm phát tháng 11, chỉ số xu hướng lạm phát (ITI) của CapitalSpectator.com dự báo cho mức tăng nhẹ hơn dự đoán. Thay đổi trong dự báo hôm nay của ITI cho thấy áp lực lạm phát sẽ còn dai dẳng trong tháng 11 và tháng 12, mặc dù ở mức cao hơn nhiều so với gần đây.

10-year Inflation Trend Index.

Hãy nhớ rằng ITI cung cấp một góc nhìn về định hướng chính sách theo hoạt động giá cả. Và cũng cần lưu ý rằng ITI không dùng để ước tính chỉ số giá tiêu dùng của chính phủ. Đó là chỉ số về hành vi xu hướng giá sử dụng 13 chỉ báo và đánh giá thay đổi trung bình để ước tính lạm phát hiện tại và trong tương lai gần.

Trên cơ sở đó, các chỉ số ITI ổn định cho tháng 11 và tháng 12 đang cho ra khả năng lạm phát đã đạt đỉnh. Hãy chờ đón xem liệu dữ liệu CPI công bố vào Thứ Sáu có đưa ra bất kỳ sự đồng thuận nào với chỉ số đó không

Investing

Broker listing

Cùng chuyên mục

Lạm phát Tokyo "nóng" nhất 2 năm qua, giá gạo tăng vọt 93%!
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Lạm phát Tokyo "nóng" nhất 2 năm qua, giá gạo tăng vọt 93%!

Tốc độ lạm phát tại Tokyo đã gia tăng so với tháng trước và đạt mức cao nhất trong hai năm qua, củng cố cho lập trường tăng lãi suất của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) - hiện đang đối mặt với các yếu tố bất định từ biện pháp áp thuế quan của Hoa Kỳ.
Đâu là lựa chọn đầu tư khôn ngoan giữa vàng và cổ phiếu trong thời điểm hiện tại?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Đâu là lựa chọn đầu tư khôn ngoan giữa vàng và cổ phiếu trong thời điểm hiện tại?

Bất chấp biến động mạnh trên thị trường vàng trong tuần vừa qua, đà tăng ấn tượng lên ngưỡng 3,500 USD minh chứng cho tiềm năng phát triển xuất sắc của kim loại quý này. Theo khuyến nghị từ một chuyên gia quản lý quỹ, các nhà đầu tư nên chiến lược hóa việc tận dụng các giai đoạn điều chỉnh giá để từng bước xây dựng danh mục đầu tư với tỷ trọng vàng lý tưởng khoảng 10%.
Áp lực kép đè nặng lên USD: Thâm hụt, dòng vốn và kỳ vọng tăng trưởng
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Áp lực kép đè nặng lên USD: Thâm hụt, dòng vốn và kỳ vọng tăng trưởng

Đồng USD đang đối mặt với áp lực suy yếu khi định giá vẫn ở mức cao bất thường, trong khi dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Mỹ có dấu hiệu chững lại. Thâm hụt tài khoản vãng lai lớn cùng kỳ vọng tăng trưởng kinh tế Mỹ giảm sút đang khiến đồng tiền này dễ tổn thương hơn. Nếu xu hướng này tiếp diễn, USD có thể bước vào một chu kỳ điều chỉnh sâu như từng thấy trong quá khứ.
Thị trường Mỹ có vẻ đã có đáy, nhưng quá trình phục hồi sẽ mất khá nhiều thời gian
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Thị trường Mỹ có vẻ đã có đáy, nhưng quá trình phục hồi sẽ mất khá nhiều thời gian

Sau cú sốc thuế quan bất ngờ từ Nhà Trắng hồi đầu tháng 4, thị trường tài chính Mỹ chao đảo trong làn sóng bất định và hoảng loạn. Tuy nhiên, những dấu hiệu mới đây cho thấy thời điểm tồi tệ nhất có thể đã qua. Khi chính quyền bắt đầu thúc đẩy đàm phán thương mại và các chỉ báo rủi ro như VIX hay bất định chính sách dần hạ nhiệt, nhà đầu tư kỳ vọng vào một giai đoạn ổn định hơn phía trước. Dẫu vậy, lịch sử nhấn mạnh: sự phục hồi sẽ không đến nhanh chóng, mà là cả một quá trình dò đáy chậm rãi và nhiều thử thách.
Thuế vi mạch: Giải pháp hay gánh nặng cho nền kinh tế Mỹ?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Thuế vi mạch: Giải pháp hay gánh nặng cho nền kinh tế Mỹ?

Chính phủ Mỹ đang xem xét áp thuế đối với vi mạch nhập khẩu, một bước đi có thể làm thay đổi toàn bộ chuỗi cung ứng thiết bị điện tử. Tuy nhiên, việc này không chỉ tác động đến giá thành của các sản phẩm công nghệ, mà còn có thể dẫn đến những hệ quả không ngờ, từ việc chuyển dịch sản xuất ra nước ngoài cho đến ảnh hưởng đến sự tự cung tự cấp trong ngành công nghiệp vi mạch. Liệu thuế vi mạch có thực sự giải quyết được những vấn đề lớn như cạnh tranh với Trung Quốc và gia tăng sản xuất trong nước, hay chỉ đơn giản là một chiêu thức để đối phó với những thách thức toàn cầu hóa?
Đồng USD suy yếu: Mối nguy hiểm đối với lợi nhuận doanh nghiệp toàn cầu
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Đồng USD suy yếu: Mối nguy hiểm đối với lợi nhuận doanh nghiệp toàn cầu

Sự suy yếu của đồng bạc xanh và các chính sách thương mại của Tổng thống Donald Trump đang dấy lên lo ngại lớn đối với lợi nhuận của các công ty, đặc biệt là tại châu Âu. Việc đồng bạc xanh rớt xuống mức thấp nhất trong nhiều năm đã khiến các công ty xuất khẩu bị ảnh hưởng nặng nề, khi lợi nhuận từ thị trường Mỹ bị suy giảm khi chuyển đổi về các đồng tiền khác. Trong bối cảnh này, các chiến lược gia và nhà đầu tư đang tìm kiếm giải pháp cho những rủi ro mới, đặc biệt là trong mùa báo cáo lợi nhuận sắp tới.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ