Kỳ vọng lạm phát ảnh hưởng như thế nào tới các thị trường trong giai đoạn này?
18:21 19/08/2020
Đối với các nhà đầu tư đang lo lắng về việc kỳ vọng lạm phát gia tăng có thể gây hại cho các tài sản rủi ro thì lịch sử sẽ cho chúng ta sự yên tâm!
Nếu bạn đã nghiên cứu về kinh tế học lâu như tôi, bạn sẽ rũ bỏ niềm tin rằng lạm phát có thể sinh ra nhưng vấn đề tồi tệ.
Giai đoạn lạm phát thấp và ổn định đã chứng minh rằng nó ảnh hướng xấu tới các tài sản rủi ro hơn là thời kỳ lạm phát.
Điều quan trọng nhất là kỳ vọng lạm phát cao hơn có thể làm giảm lợi suất thực, như đồng nghiệp của tôi, ông Ye Xie đã chỉ ra. Nó cũng ngụ ý rằng định giá của các công ty sẽ cao hơn.
Cả hai yếu tố vừa kể trên đều có lợi cho thị trường cổ phiếu. Bảng sau đây cho thấy cả chỉ số S&P500 và MSCI Châu Á - Thái Bình Dương đều hoạt động tốt trong những giai đoạn lạm phát. Chênh lệch lợi suất trái phiếu thông thường và trái phiếu chống lạm phát tăng 100 điểm trong vòng 100 ngày.
Các thời kỳ lạm phát ảnh hưởng tới tài sản rủi ro như thế nào.
Đối với tài sản rủi ro của khu vực các nền kinh tế mới nổi, kỳ vọng lạm phát gia tăng khiến cho hoạt động xuất khẩu tại đây được hưởng lợi và tác động tích cực tới các tài sản rủi ro.
Tất nhiên, tất cả sẽ tốt hơn nếu kỳ vọng lạm phát bắt đầu tăng từ mức thấp, giả sử là dưới 2%, vì sẽ có ít rủi ro hơn về chính sách tiền tệ thắt chặt khiến cho kỳ vọng lạm phát suy yếu. Lịch sử đã chỉ ra rằng điều này đúng với thị trường cổ phiếu và đối với thị trường trái phiếu có lợi suất cao, ví dụ như trái phiếu của Indonesia và Ấn Độ.
Ngược lại, nguy cơ giảm phát có thể đặc biệt ảnh hưởng xấu tới thị trường. Kỳ vọng lạm phát thấp và giảm phát thường cho thấy một kịch bản tồi tệ - mặc dù trái phiếu của Indonesia và Ấn Độ đều đã vượt qua những cơn bão như vậy trước đó.
Khi nói đến tiền tệ, kỳ vọng lạm phát tăng đặc biệt tốt cho đồng tiền của các nền kinh tế có lợi suất thấp tại châu Á.
Đối với các Quốc gia có lợi suất cao hơn, rủi ro về sự tăng vọt lợi suất trái phiếu Kho bạc Hoa Kỳ có thể sẽ gây ảnh hướng xấu tới đồng tiền của họ.
Dù sao đi nữa, kỳ vọng lạm phát tại thời điểm hiện tại chưa có nhiều nguy hiểm.
Triển vọng đối với các tài sản rủi ro có thể trở nên thách thức hơn nếu kỳ vọng lạm phát vượt quá 2%.
Ở giai đoạn đó, định hướng chính sách tiền tệ của Fed sẽ rất quan trọng. Trước mắt, lạm phát nóng lên trong thời gian hiện tại sẽ không kích hoạt kỳ vọng về một chính sách thắt chặt hơn – Điều này sẽ tiếp tục thúc đẩy cho thị trường cổ phiếu, trái phiếu và tiền tệ khu vực mới nổi.
Ngược lại, Fed sẽ cần thuyết phục các nhà đầu tư rằng họ có ý muốn và có khả năng kiểm soát lạm phát trong trung hạn. Nếu không, viễn cảnh CPI tăng nhanh đột ngột sẽ khiến chúng ta cần phải nhìn nhận lại về triển vọng của các tài sản rủi ro.
Trump tiếp tục kêu gọi Fed hạ lãi suất, nhưng ngân hàng trung ương vẫn giữ lập trường thận trọng. Lạm phát tăng và tăng trưởng chậm khiến rủi ro đình lạm ngày càng rõ nét.
Hai ủy viên của Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) đang kiện chính quyền Tổng thống Donald Trump sau khi bị bất ngờ sa thải dù nhiệm kỳ chưa kết thúc. Nhưng đây không chỉ là câu chuyện cá nhân – theo họ, đây là dấu hiệu cảnh báo nghiêm trọng cho tương lai của nền kinh tế Mỹ, nếu các cơ quan giám sát độc lập bị biến thành công cụ chính trị.
Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Katsunobu Kato xác nhận rằng vấn đề mục tiêu tỷ giá hối đoái cụ thể hoàn toàn không được đề cập trong cuộc hội đàm hôm thứ Năm với Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Scott Bessent, mặc dù ông đã kiên quyết thúc giục phía Mỹ xem xét lại các biện pháp thuế quan.
Theo phân tích của Viện Thuế và Chính sách Kinh tế, chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump sẽ tạo gánh nặng tài chính không cân xứng, khiến các gia đình thu nhập thấp phải gánh chịu mức tăng thuế gấp ba lần so với tầng lớp giàu có tại Hoa Kỳ.
Tháng 5/2019, Bộ Thương mại Mỹ đưa Huawei và 68 công ty liên kết vào "Danh sách công ty bị kiểm soát", hạn chế nghiêm ngặt quyền tiếp cận công nghệ Mỹ. Lo ngại kéo dài hơn 20 năm về nguy cơ gián điệp và phá hoại từ Huawei đã được đẩy lên cao trào trong kỷ nguyên 5G, khi ngày càng nhiều thiết bị và hạ tầng quan trọng kết nối qua phần cứng của hãng này. Không dừng ở biện pháp trong nước, Mỹ còn phát động chiến dịch toàn cầu nhằm thuyết phục các quốc gia khác loại bỏ Huawei khỏi hệ thống của họ.
Thị trường chứng khoán châu Á mở cửa trong sắc xanh tại phiên giao dịch thứ Sáu, tiếp đà tăng điểm của Phố Wall - nơi nhà đầu tư lạc quan về khả năng Fed sẽ hạ lãi suất sớm hơn dự kiến, cùng với báo cáo tài chính khả quan từ Alphabet.
Trong khi Tổng thống Donald Trump tiếp tục triển khai các chính sách thuế quan thiếu nhất quán, Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent vẫn ra sức giải thích mọi bước ngoặt như thể đều nằm trong tính toán. Nhưng với phần còn lại của thế giới, nỗ lực đó chỉ khiến chính quyền Mỹ trông thêm lúng túng. Các quan chức Nhà Trắng đang chạy đôn chạy đáo khắp nơi để đàm phán hàng loạt hiệp định thương mại trong bối cảnh thị trường tài chính đầy bất ổn – và họ muốn thế giới tin rằng đây là một chiến lược bài bản?
Những biến động mạnh gần đây trên thị trường chứng khoán Mỹ - chủ yếu do những thay đổi đột ngột trong chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump - đã khiến nhiều nhà đầu tư tại Phố Wall tỏ ra bối rối.