Kỳ vọng gì từ cuộc họp chính sách đầu tiên của Ngân hàng trung ương Nhật Bản trong năm 2022?

Kỳ vọng gì từ cuộc họp chính sách đầu tiên của Ngân hàng trung ương Nhật Bản trong năm 2022?

Đức Nguyễn

Đức Nguyễn

FX Strategist

09:56 18/01/2022

Trong cuộc họp đầu tiên của năm 2022, BoJ được kỳ vọng sẽ giữ nguyên chính sách sau 2 ngày đánh giá tình hình.

Tuy nhiên, BoJ có thể sẽ bỏ tầm nhìn dài hạn về rủi ro giá cả, trước áp lực lạm phát toàn cầu. Họ cũng sẽ đánh giá lại dự báo tăng trưởng cho năm tài chính 2022-2023, và công bố triển vọng kinh tế hàng quý.

Bỏ tầm nhìn lạm phát dài hạn

BoJ được kỳ vọng sẽ giữ lãi suất ở mức -0.1%, tiếp tục mua quỹ đầu tư bất động sản tại Nhật Bản, với tốc độ 180 tỷ Yên mỗi năm.

Báo cáo hàng quý về giá cả và triển vọng tăng trưởng sẽ là phần quan trọng nhất, đặc biệt khi thống đốc Haruhiko Kuroda cho rằng lạm phát có thể tăng, phản ánh áp lực giá năng lượng khi Nhật Bản là một quốc gia nhập khẩu dầu.

Theo bản tổng hợp ý kiến cuộc họp tháng Mười Hai, các nhà hoạch định chính sách đã bàn luận về áp lực lạm phát tăng cao, khiến họ thay đổi quan điểm rằng Nhật Bản vẫn dễ bị tổn thương bởi giảm phát.

Xác nhận điều này, hội đồng thống đốc BoJ sẽ xem xét liệu áp lực giá giảm có còn nữa hay không; đây là quan điểm BoJ đã giữ từ tháng 10/2014.

Với điều đó, BoJ có thể nâng dự báo lạm phát năm tài chính 2021-2022 từ 0.9% lên 1% hoặc cao hơn, trước khủng hoảng chuỗi cung ứng do đại dịch Covid.

Bất kỳ sự dịch chuyển nào trong việc đánh giá áp lực giá cả chưa chắc đã cho rằng BoJ đang tiến tới bình thường hóa chính sách, khi lạm phát vẫn đang cách rất xa mục tiêu 2%.

Cùng với đó, BoJ có thể hạ dự báo tăng trưởng xuống 3.4% cho năm tài chính kết thúc tháng Ba.

BoJ được kỳ vọng sẽ tăng dự báo tăng trưởng năm tài chính tiếp theo từ mức 2.9%, nhờ gói hỗ trợ kinh tế của thủ trưởng Kishida và tiêu dùng tăng.

Dù triển vọng kinh tế đã tốt hơn rất nhiều trong năm tới, BoJ chưa chắc sẽ bắt đầu thắt chặt chính sách, trước việc Omicron đang hoành hành tại Tokyo. Thành phố đã xác nhận sẽ tăng mức cảnh báo Covid.

Một số nguồn có nói rằng các nhà hoạch định chính sách đang xem xét khi nào sẽ bắt đầu tăng lãi suất, có thể là trước khi lạm phát đạt mức 2%.

Các kịch bản cho USDJPY

USDJPY đã hình thành nêm tăng trên đồ thị ngày. Rủi ro break xuống có thể là do USD suy yếu diện rộng, bất chấp triển vọng hawkish của Fed.

Do vậy, phản ứng thị trường với quyết định của BoJ sẽ khá nhẹ nhàng, khi mối quan tâm chính lúc này là lợi suất và định giá USD.

Về kỹ thuật, USDJPY vẫn đang có khả năng giảm sau khi break khỏi nêm tăng, phá hỗ trợ đường xu hướng và đường MA 50 tại 114.23. Phe bò có thể bắt hỗ trợ tại đáy 21/12 quanh vùng 113.56. Tuy nhiên, nếu áp lực giảm tiếp tục chiếm ưu thế, khả năng giảm xuống đường MA 100 ngày tại 113.01 là có thể. Chỉ báo RSI đang trung lập quanh mức 50, tức là đà giảm vẫn còn khả năng kéo dài.

Nếu BoJ không đánh tiếng khả năng cắt kích thích kinh tế và tiếp tục nới lỏng chính sách, cặp tiền có thể tăng trở lại lên hỗ trợ đường xu hướng, tìm đường trở lại MA 20 ngày tại 114.95. Vùng 115 vẫn sẽ là kháng cự mạnh.

FXStreet

Broker listing

Cùng chuyên mục

BoJ loay hoay với chính sách lãi suất giữa cơn địa chấn thuế quan từ Trump: Mục tiêu lạm phát tiếp tục xa vời
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

BoJ loay hoay với chính sách lãi suất giữa cơn địa chấn thuế quan từ Trump: Mục tiêu lạm phát tiếp tục xa vời

Chưa đầy một tuần sau khi Tổng thống Donald Trump trở lại Nhà Trắng hồi tháng 1, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) Kazuo Ueda vẫn còn thể hiện sự tự tin. Trong cuộc họp báo khi đó, ông tuyên bố: “Chúng tôi nhận định rằng thị trường tài chính và vốn quốc tế nhìn chung vẫn ổn định kể từ sau khi ông Trump tái đắc cử.”
Thị trường dầu chưa hồi phục sau tháng 4 ảm đạm khi OPEC+ chuẩn bị tăng sản lượng
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Thị trường dầu chưa hồi phục sau tháng 4 ảm đạm khi OPEC+ chuẩn bị tăng sản lượng

Giá dầu đi ngang sau khi trải qua đợt sụt giảm theo tháng mạnh nhất kể từ năm 2021, trong bối cảnh xuất hiện dấu hiệu cho thấy liên minh OPEC+ dưới sự chỉ đạo của Ả Rập Saudi có thể đang bước vào chu kỳ mở rộng sản lượng kéo dài, làm gia tăng lo ngại về tác động tiêu cực của cuộc chiến thương mại đối với nhu cầu tiêu thụ năng lượng toàn cầu.
Vàng tiếp tục thăng hoa bất chấp thách thức từ nền kinh tế!
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Vàng tiếp tục thăng hoa bất chấp thách thức từ nền kinh tế!

Thị trường vàng tiếp tục chuỗi tăng trưởng ấn tượng trong năm 2025, ghi nhận tháng tăng thứ tư liên tiếp khi tháng 4 khép lại với cột mốc giá mới đối với kim loại quý này. Hợp đồng tương lai tháng 6 đóng cửa ở ngưỡng 3,300.80 USD/ounce, tương đương mức tăng 4.52% (142.70 USD) trong tháng vừa qua.
Thị trường chứng khoán Mỹ khởi sắc: Cổ phiếu công nghệ dẫn dắt đà tăng và thúc đẩy hợp đồng tương lai
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Thị trường chứng khoán Mỹ khởi sắc: Cổ phiếu công nghệ dẫn dắt đà tăng và thúc đẩy hợp đồng tương lai

Hợp đồng tương lai của chỉ số S&P 500 và Nasdaq 100 đều ghi nhận mức tăng tối thiểu 0.9% trong phiên giao dịch thứ Năm, được thúc đẩy bởi đà tăng giá mạnh mẽ của Microsoft. và Meta Platforms sau khi công bố kết quả kinh doanh vượt trội. Microsoft báo cáo doanh thu vượt dự báo, trong khi Meta cũng vượt ước tính doanh thu của giới phân tích, cho thấy nhu cầu người dùng vẫn chưa bị ảnh hưởng đáng kể bởi các biện pháp thuế quan.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ