Kinh tế Mỹ "ngàn cân treo sợi tóc": CEO JPMorgan dự báo kịch bản đen tối

Kinh tế Mỹ "ngàn cân treo sợi tóc": CEO JPMorgan dự báo kịch bản đen tối

Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

13:50 23/05/2024

Chủ tịch kiêm CEO của JPMorgan Chase Jamie Dimon đã cảnh báo về khả năng nền kinh tế Mỹ sẽ trải qua "hạ cánh cứng".

Khi được phóng viên của CNBC Sri Jegarajah đặt câu hỏi về khả năng "hạ cánh cứng" của nền kinh tế, Dimon dứt khoát đáp trả: "Liệu điều đó có thể xảy ra không ư? Chắc chắn rồi. Bất kỳ ai đọc sử sách đều hiểu rủi ro này luôn hiện hữu."

Phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh Toàn cầu Trung Quốc của JPMorgan ở Thượng Hải, Dimon cho rằng kịch bản tồi tệ nhất đối với nền kinh tế Mỹ sẽ là đình lạm - tình trạng lạm phát tiếp tục gia tăng nhưng tăng trưởng chậm lại trong bối cảnh thất nghiệp tăng cao.

"Khi xem xét nhiều kịch bản, tôi cho rằng đình lạm, lãi suất cao và suy thoái là điều tồi tệ nhất có thể xảy ra", Dimon nói. "Lợi nhuận doanh nghiệp sẽ giảm, nhưng chúng ta có thể vượt qua. Lịch sử đã chứng minh khả năng chống chọi của nền kinh tế, nhưng tôi e rằng lần này rủi ro cao hơn dự đoán."

Tuy nhiên, Dimon nhấn mạnh rằng người tiêu dùng vẫn đang ở trong tình trạng tốt ngay cả khi nền kinh tế rơi vào suy thoái.

Ông chỉ ra mức thất nghiệp thấp dưới 4% trong hai năm qua, cùng với việc tiền lương, giá nhà và giá cổ phiếu đều đang tăng, là những tín hiệu tích cực cho thấy sức mạnh của nền kinh tế.

Mặc dù vậy, Dimon cũng chỉ ra niềm tin người tiêu dùng đang giảm. "Có vẻ như nguyên nhân chủ yếu là do lạm phát. Số tiền dư dả từ các gói kích thích Covid-19 đang dần cạn kiệt. Dĩ nhiên, một lượng tiền vẫn còn, nhưng đối với 50% nhóm thu nhập thấp thì gần như đã hết. Vì vậy, tôi cho rằng đây là tình trạng bình thường, không hẳn là xấu.", ông nói.

Trong khi đó, biên bản cuộc họp tháng 5 của Fed được công bố vào thứ Tư cho thấy các nhà hoạch định chính sách ngày càng lo ngại về lạm phát. Các thành viên của FOMC bày tỏ sự thiếu tự tin trong việc nới lỏng chính sách tiền tệ và cắt giảm lãi suất.

Thời điểm Fed cắt giảm lãi suất

CEO của JPMorgan Jamie Dimon cho rằng lãi suất vẫn có thể tăng lên một chút.

Ông lo ngại: "Tôi nghĩ lạm phát sẽ dai dẳng hơn so với suy nghĩ của nhiều người. Khả năng lạm phát cao dai dẳng cao hơn dự đoán, chủ yếu do lượng tiền kích thích khổng lồ từ chính phủ và ngân hàng trung ương vẫn đang lưu thông trong hệ thống, có thể tiếp tục đẩy giá cả lên cao."

Ông cảnh báo: "Thế giới chưa thực sự sẵn sàng cho lạm phát cao hơn."

Theo Công cụ theo dõi lãi suất của CME (CME FedWatch Tool), khoảng một nửa số nhà giao dịch được khảo sát dự đoán Fed sẽ giảm lãi suất 25 bps vào tháng 9. Trong khi đó, Fed dự kiến có thể giảm lãi suất 3 lần trong năm 2024, nhưng chỉ với điều kiện thị trường cho phép.

Khi được hỏi về khả năng và thời điểm cắt giảm lãi suất, Dimon cho rằng kỳ vọng của thị trường khá tích cực, nhưng không phải lúc nào cũng chính xác.

"Suốt một thời gian dài, giới chuyên gia dự đoán lạm phát sẽ duy trì ở mức 2%. Sau đó, họ lại nói sẽ tăng lên 6%, rồi giảm xuống 4%. Dự đoán gần như sai lệch hoàn toàn trong mọi lần. Tại sao bạn nghĩ lần này sẽ đúng?"

JPMorgan sử dụng lợi suất để ước tính lãi suất, nhưng CEO Jamie Dimon nhấn mạnh: "Tôi biết nó sẽ sai."

Ông nói thêm: "Chỉ vì đường cong lợi suất cho thấy một kịch bản nào đó xảy ra không có nghĩa là nó đúng. Nó luôn luôn sai. Hãy nhìn lại bất kỳ điểm uốn khúc nào của nền kinh tế, mọi người đều dự đoán kịch bản đó xảy ra nhưng hai năm sau thì họ hoàn toàn sai lầm."



CNBC

Broker listing

Cùng chuyên mục

Hoạt động nhà máy của Trung Quốc giảm mạnh khi thuế quan của Trump bắt đầu có hiệu lực
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Hoạt động nhà máy của Trung Quốc giảm mạnh khi thuế quan của Trump bắt đầu có hiệu lực

Hoạt động nhà máy của Trung Quốc đã suy giảm với tốc độ nhanh nhất trong 16 tháng vào tháng 4, theo một khảo sát được công bố hôm thứ Tư. Diễn biến này tiếp tục làm dấy lên những lời kêu gọi kích thích kinh tế thêm nữa khi gói thuế quan "Ngày Giải Phóng" của Donald Trump chấm dứt chuỗi hai tháng phục hồi trước đó.
Đồng nhân dân tệ đối mặt với tháng "tồi tệ" nhất kể từ năm 2019
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Đồng nhân dân tệ đối mặt với tháng "tồi tệ" nhất kể từ năm 2019

Trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang giữa Trung Quốc và Mỹ, đồng nhân dân tệ đang phải đối mặt với nhiều thách thức. Dù được hưởng lợi từ sự suy giảm của đồng đô la, đồng nhân dân tệ lại yếu đi so với các đồng tiền của các đối tác thương mại khác, mở ra cơ hội cho xuất khẩu Trung Quốc nhưng cũng kéo theo những bất ổn kinh tế. Liệu sự ổn định của đồng nhân dân tệ có thể duy trì trong bối cảnh chiến tranh thương mại không ngừng gia tăng và những chính sách tiền tệ quyết định từ PBoC?
JPY giảm nhẹ trong bối cảnh nhu cầu trú ẩn an toàn giảm dần; đà giảm có vẻ hạn chế
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

JPY giảm nhẹ trong bối cảnh nhu cầu trú ẩn an toàn giảm dần; đà giảm có vẻ hạn chế

Đồng Yên Nhật thiếu xu hướng rõ ràng trong ngày vào thứ Tư trong bối cảnh các tín hiệu cơ bản trái chiều. Khẩu vị rủi ro và dữ liệu kinh tế vĩ mô Nhật Bản đáng thất vọng giới hạn đà tăng của đồng JPY trú ẩn an toàn. Kỳ vọng về việc BoJ tăng lãi suất thêm vào năm 2025 hỗ trợ JPY trong bối cảnh hành động giá USD trầm lắng.
Vàng giảm trở lại gần mốc $3,300 khi khẩu vị rủi ro phục hồi, USD tăng nhẹ
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Vàng giảm trở lại gần mốc $3,300 khi khẩu vị rủi ro phục hồi, USD tăng nhẹ

Giá Vàng thu hút một số bên bán phiên thứ hai liên tiếp trong bối cảnh nhu cầu trú ẩn an toàn suy giảm. USD mạnh hơn tiếp tục gây áp lực lên mặt hàng này trong bối cảnh có dấu hiệu căng thẳng thương mại giảm bớt. Dự đoán Fed cắt giảm lãi suất có thể hạn chế đà tăng của USD và kim loại này.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ