Hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu, giá hàng hoá chịu sức ép giảm

Hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu, giá hàng hoá chịu sức ép giảm

13:26 20/04/2022

Thị trường hàng hoá vào ngày 19/04 đã trải qua một ngày chìm trong sắc đỏ khi các loại mặt hàng đều chịu áp lực giảm giá tước các diễn biến vĩ mô tiêu cực từ các cơ quan IMF và World Bank.

Hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu, giá hàng hoá chịu sức ép giảm
Hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu, giá hàng hoá chịu sức ép giảm

Diễn biến thị trường ngày 19/04/2022

Giá dầu tăng nhờ dự trữ dầu thô của Mỹ giảm 4.5 triệu thùng trong tuần trước. Giá đậu tương tăng do tốc độ vụ thu hoạch đậu tương của Brazil giảm ở bang Rio Grande do Sul. Việc khan hiếm lúa mì cuối kỳ trở nên tồi tệ hơn với thời tiết bất lợi hơn ở các vùng của Western Plains và Western Cornbelt, giúp hỗ trợ cho giá. Mato Grosso dự kiến sẽ thu hoạch 40.57 triệu tấn trong vụ ngô thứ hai tăng so với năm ngoái, gây tiêu cực cho giá.

Tin tức chung

Chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới Carmen Reinhart cho biết nền kinh tế toàn cầu đang trải qua một thời kỳ “bất ổn đặc biệt” và nói thêm rằng sẽ không loại trừ việc kinh tế toàn cầu tụt hạng thêm về triển vọng tăng trưởng. Ngân hàng thế giới cũng đã hạ ước tính tăng trưởng toàn cầu năm 2022 xuống 3.2 % từ mức 4.1% trong dự đoán tháng 1, do cuộc chiến Nga – Ukraine và tình hình lockdown trên diện rộng tại Trung Quốc đang làm rối loạn chuỗi cung ứng toàn cầu.

Theo IMF, giá nhiên liệu và thực phẩm đã tăng nhanh chóng, ảnh hưởng nặng nề nhất đến nhóm dân cư dễ bị tổn thương ở các quốc gia có thu nhập thấp. Tăng trưởng toàn cầu được dự báo sẽ chậm lại từ mức ước tính 6.1% vào năm 2021 xuống còn 3.6% vào năm 2022 và 2023. Con số này thấp hơn 0.8 và 0.2 điểm phần trăm cho năm 2022 và 2023 so với dự báo vào tháng Giêng.

IMF cũng dự báo tại Châu Âu, tăng trưởng hiện dự kiến sẽ chậm lại còn 2.8% vào năm 2022, giảm 1.1 điểm phần trăm so với tháng Giêng. Dự báo tăng trưởng của Mỹ là 3.7% vào năm 2022 và 2.3% vào năm 2023, giảm 0.3 điểm phần trăm kể từ lần dự báo cuối cùng. Dự kiến Trung Quốc sẽ ghi nhận mức tăng trưởng 4.4% vào năm 2022, thấp hơn nhiều so với mục tiêu chính thức 5.5%. Nhưng IMF cũng lưu ý rằng sự bất ổn kinh tế có thể vượt ra ngoài phạm vi xung quanh các dự báo của họ vì tính chất chưa từng có của cú sốc nguồn cung. Goldman Sachs tuần này đưa ra khả năng Mỹ rơi vào suy thoái (tăng trưởng kinh tế thấp hơn 2.5%) ở mức 15% trong 12 tháng tới và 35% trong vòng 24 tháng tới. Các viễn cảnh vĩ mô tiêu cực đã làm giá dầu thô và kim loại giảm điểm nặng nề trong phiên hôm qua.

Lịch sự kiện

Nhóm năng lượng

API báo cáo vào sáng sớm hôm nay: Dự trữ dầu thô của Mỹ giảm 4.5 triệu thùng trong tuần kết thúc vào 14 tháng 4, so với mức tăng 7.8 triệu thùng do API báo cáo trong tuần trước. Dữ liệu của API cũng cho thấy dự trữ xăng tăng 2.9 triệu thùng trong tuần trước và dự trữ sản phẩm chưng cất tăng 1.7 triệu thùng. Các số liệu về tồn kho API mang tích chất hỗ trợ giá dầu.

Đánh giá: Tích cực

Đậu tương

Theo dữ liệu từ Hải quan Brazil, quốc gia này đã xuất khẩu 5.3 triệu tấn đậu tương trong 2 tuần đầu tiên của tháng 4, giảm 34% so với cùng kì năm ngoái. Theo dữ liệu về tàu tại cảng của công ty vận chuyển Cargonave, xuất khẩu đậu tương của Brazil trong tháng 4 sẽ đạt 12 triệu tấn. Con số trên thấp hơn 4.1 triệu tấn (tương đương 25.5%) so với tháng 4 năm 2021.

Tính đến ngày 16 tháng 4, vụ thu hoạch đậu tương của Brazil đã đạt tỷ lệ hoàn thành là 87.1%, tốc độ chậm hơn ở bang Rio Grande do Sul, cực nam (38% diện tích ước tính, so với 54% một năm trước đó). Lượng mưa tiếp tục làm chậm lại các công việc đồng ruộng ở tất cả các bang miền nam, nơi độ ẩm của đậu đã được báo cáo là trên mức lý tưởng. Tuy nhiên, theo Conab, bất chấp mưa, điều kiện phát triển đậu tương rất thuận lợi ở tất cả các vùng, nơi công việc thu hoạch vẫn đang được tiến hành. Cơ quan Thea cũng cho biết sản lượng cao hơn dự kiến ​​ở các bang Mato Grosso và Goiás ở trung tâm phía tây, nơi các vụ thu hoạch đã được hoàn thành.

Imea giữ dự báo sản lượng đậu tương của Mato Grosso ở mức cao kỷ lục 39.2 triệu tấn trong năm 2021/22, tăng 8.7% so với một năm trước đó, điều này sẽ khiến bang này có sản lượng lớn nhất trong lịch sử. Kết hợp dự trữ đầu vụ, Mato Grosso sẽ có 39.6 triệu tấn để giao dịch, tăng 9.83% so với 36.06 triệu tấn của năm trước.

Đánh giá: Trung lập

Lúa mì

Tính trong tuần ngày 17/04, lượng lúa mì xuất đi từ các cảng của Nga đạt hơn 433 nghìn tấn, bao gồm 234,600 tấn đến Thổ Nhĩ Kỳ, 133 nghìn tấn đến Iran, 38,500 tấn đến Ai cập và 28,000 tấn đến Algeria. Theo thông tin từ cảng, có khoảng 467 nghìn tấn lúa mì từ Nga đang được bốc lên tàu để xuất khẩu trong tuần này.

Sự ổn định của việc xuất khẩu lúa mì, bất chấp việc các lệnh trừng phạt từ phương Tây đang gây ra các vấn đề về vận chuyển và thanh toán, khiến các nhà phân tích phải điều chỉnh lại dự báo về xuất khẩu lúa mì của Nga. USDA đã nâng mức dự báo xuất khẩu lúa mì của Nga lên mức 33 triệu tấn, tuy vẫn thấp hơn mức dự báo 35 triệu tấn trước chiến tranh với Ukraine.

Việc khan hiếm lúa mì cuối kỳ đang trở nên tồi tệ hơn với thời tiết bất lợi hơn ở các vùng của Western Plains và Western Cornbelt. Điều kiện hạn hán ở Nebraska và Kansas vẫn đang làm giảm xếp hạng tình trạng cây trồng. Trong khi tuyết rơi từ cuối tuần qua ở Dakotas đang giúp giảm hạn hán, chúng có thể làm tổn hại đến cây lúa mì mùa đông đỏ cứng (40% tổng sản lượng lúa mì) khi nó ra khỏi trạng thái ngủ đông. Tuy nhiên, phía tây Missouri, phía đông Kansas, các nơi trên Indiana và Ohio – vùng phát triển lúa mì mùa đông đỏ mềm – đều có độ ẩm tốt (15% tổng sản lượng lúa mì) do thời tiết mưa gần đây, hiện đã hoàn thành gieo hạt 9%.

Đánh giá: Tích cực

Ngô

Theo dữ liệu từ Hải quan Brazil, quốc gia này đã xuất khẩu 238,400 tấn ngô trong 2 tuần đầu tiên của tháng 4, tăng tới 264% so với cùng kì năm ngoái. Theo dữ liệu về tàu tại cảng của công ty vận chuyển Cargonave, xuất khẩu ngô của Brazil trong tháng 4 sẽ đạt 1.1 triệu tấn. Con số này gấp gần 9 lần so với mức xuất khẩu 130,000 tấn ngô trong tháng 4 năm 2021.

Mato Grosso, nhà sản xuất nông nghiệp lớn nhất của Brazil, dự kiến ​​sẽ thu hoạch 40.57 triệu tấn trong vụ ngô thứ hai, tăng 0.4% so với ước tính trước đó và tăng 24.55% so với 32.56 triệu tấn của năm ngoái, viện nông nghiệp nhà nước IMEA cho biết vào cuối ngày thứ Hai. Gieo hạt ngô safrinha thứ hai hầu như đã được kết thúc kể từ tuần trước trong khi các điều kiện phát triển khác nhau trên toàn quốc. Trong khi hầu hết các khu vực, bao gồm cả nhà sản xuất chính Mato Grosso, hiện đang gặp điều kiện thuận lợi, tình trạng thiếu mưa tiếp tục gây lo ngại ở các vùng của São Paulo, Goiás, Bahia và đặc biệt là ở bang Minas Gerais.

Đánh giá: Tích cực

Dầu cọ thô

Theo dữ liệu từ Hiệp hội Dầu cọ Indonesia (Gapki), xuất khẩu dầu cọ của quốc gia này trong tháng 2 chỉ đạt 2.2 triệu tấn, giảm 3.7% so với tháng 1 và giảm 57.5% so với cùng kì năm ngoái.

Cũng theo thông tin từ Gapki, sản lượng dầu cọ của Indonesia cũng giảm 9.3% trong tháng 2 xuống còn 3.8 triệu tấn. Nhu cầu tiêu thụ nội địa của Indonesia cũng giảm 9.3% so với tháng 1 xuống còn 1.37 triệu tấn, trong đó lượng dầu cọ được dùng làm dầu biodiesel chiếm 52%. Tồn kho dầu cọ của quốc gia này vào cuối tháng 2 là 5.04 triệu tấn, tăng 7.8% so với tháng 1.

Đánh giá: Tích cực


Bài phân tích được thực hiện bởi đội ngũ Phân tích CTCP Saigon Futures - TVKD xuất sắc của Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam năm 2020. Mọi thắc mắc về thị trường và tư vấn đầu tư, Quý NĐT vui lòng liên hệ

Hotline: 0286 686 0068

Website: https://saigonfutures.com/

Fanpage: Saigon Futures Inc

Broker listing

Cùng chuyên mục

Cuộc chiến thương mại của Trump đe dọa tương lai ngành dầu mỏ tại North Dakota
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Cuộc chiến thương mại của Trump đe dọa tương lai ngành dầu mỏ tại North Dakota

Cuộc chiến thương mại toàn cầu của Donald Trump đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành dầu mỏ tại North Dakota, nơi đã từng là hình mẫu của cuộc cách mạng dầu đá phiến của Mỹ. Việc tăng thuế và biến động giá dầu đang đẩy nền kinh tế của tiểu bang vào tình trạng khó khăn, khi các nhà sản xuất dầu lo ngại về việc giảm sản lượng và ảnh hưởng tiêu cực đến các cộng đồng địa phương. Liệu các chính sách này có làm chậm lại đà phát triển của ngành dầu khí tại vùng đất từng một thời "vàng đen" này?
Vàng tiếp tục phá đỉnh sau khi Trump tiếp tục chỉ trích Chủ tịch Fed vì không hạ lãi suất
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Vàng tiếp tục phá đỉnh sau khi Trump tiếp tục chỉ trích Chủ tịch Fed vì không hạ lãi suất

Giá vàng tiếp tục đà tăng kỷ lục vào thứ Ba, được thúc đẩy bởi lo ngại xung quanh việc Tổng thống Mỹ Donald Trump chỉ trích Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (Fed) Jerome Powell, điều này làm suy yếu tâm lý chấp nhận rủi ro và khiến nhà đầu tư tìm đến tài sản trú ẩn an toàn như vàng.
Giá vàng đang tăng rất mạnh, nhưng bạc thì sao?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Giá vàng đang tăng rất mạnh, nhưng bạc thì sao?

Giá vàng đang "nóng" trở lại, thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ giới đầu tư toàn cầu. Tuy nhiên, đằng sau đà tăng ấn tượng ấy là những lo ngại ngày càng lớn về nguy cơ bong bóng. Trong khi đó, bạc – kim loại quý thường đi cùng xu hướng với vàng – lại tỏ ra yếu ớt và có thể là kẻ dẫn đầu đợt giảm giá mới. Lịch sử cho thấy tháng Tư thường là thời điểm nhạy cảm với bạc, và năm nay có thể cũng không ngoại lệ.
OPEC+ đẩy nhanh việc tăng sản lượng dầu, thị trường chuẩn bị đón sóng lớn
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

OPEC+ đẩy nhanh việc tăng sản lượng dầu, thị trường chuẩn bị đón sóng lớn

OPEC+ đang tăng tốc độ tăng sản lượng dầu bằng cách bổ sung thêm 411.000 thùng mỗi ngày trong tháng 5. Ả Rập Xê Út hiện đang đối mặt với áp lực ngân sách, cần giá dầu ở mức 96.20 USD/thùng để hòa vốn do các khoản chi tiêu lớn cho kế hoạch Vision 2030. Quốc gia này cũng đang tìm cách tận dụng mức thuế nhập khẩu thấp của Mỹ để phát triển ngành sản xuất và đầu tư mạnh vào khai khoáng nhằm gia tăng nguồn thu ngoài dầu mỏ.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ