Giải mã vấn đề kinh tế Trung Quốc: Thừa tiết kiệm, không phải thừa công suất

Giải mã vấn đề kinh tế Trung Quốc: Thừa tiết kiệm, không phải thừa công suất

Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

10:55 01/05/2024

Mặc dù Trung Quốc và các đối tác thương mại vẫn đang tranh cãi gay gắt về tình trạng dư thừa sản xuất và thương mại toàn cầu, nhưng có vẻ như phần lớn các cuộc thảo luận lại đang đi vào ngõ cụt.

Thặng dư sản xuất của Trung Quốc trong các ngành công nghiệp trọng điểm là một vấn đề gây tranh cãi. Một vấn đề khác là mức tiết kiệm cao của Trung Quốc do nhu cầu nội địa bị hạn chế. Mặc dù hai vấn đề này rất khác nhau, nhưng các nhà phân tích và hoạch định chính sách dường như đang nhầm lẫn chúng.

Đối với vấn đề về thặng dư sản xuất, Bắc Kinh đã nhắm mục tiêu vào một số ngành công nghiệp mà họ cho là quan trọng về mặt chiến lược, chẳng hạn như xe điện và tấm pin mặt trời. Chính phủ Trung Quốc đã thực hiện các chính sách nhằm mang lại lợi thế cạnh tranh bền vững cho các nhà sản xuất Trung Quốc trong những lĩnh vực này. Thực tế, đây không phải chiến lược của riêng Trung Quốc. Hầu hết các nền kinh tế lớn đều thực hiện các chính sách hỗ trợ hoặc bảo vệ những ngành được ưu tiên phát triển.

Tuy nhiên, những chính sách này thường gây ra những bất lợi cho các nhà sản xuất nước ngoài, dẫn đến làn sóng phẫn nộ. Dù vậy, cần nhìn nhận vấn đề một cách khách quan hơn. Thương mại quốc tế vận hành dựa trên lợi thế cạnh tranh, nghĩa là các quốc gia có khả năng sản xuất một số hàng hóa với hiệu quả vượt trội so với những quốc gia khác. Nói cách khác, mục đích của thương mại là tập trung sản xuất vào những quốc gia có lợi thế này. Vì vậy, những phản ứng phẫn nộ của một số bên có thể mang tính vị kỷ, chỉ tập trung vào lợi ích riêng của mình.

Mặc dù vậy, lợi thế cạnh tranh chỉ thực sự được hiện thực hóa thông qua trao đổi hàng hóa, chứ không đơn thuần là sản xuất. Đây chính là mấu chốt của vấn đề thặng dư tiết kiệm của Trung Quốc. Tỷ lệ tiết kiệm nội địa cao của Trung Quốc, vốn đã được duy trì từ lâu, là kết quả của chiến lược phát triển kéo dài hàng thập kỷ. Chiến lược này chuyển dịch thu nhập từ hộ gia đình sang hỗ trợ cho hoạt động sản xuất hàng hóa và dịch vụ. Hệ quả là tốc độ tăng trưởng thu nhập của người dân Trung Quốc luôn thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng năng suất, khiến họ không thể tiêu thụ hết lượng hàng hóa do chính mình sản xuất ra.

Một số khoản trợ cấp của Trung Quốc là rõ ràng, nhưng phần lớn lại là các khoản chuyển nhượng ngầm và khó nắm bắt. Chúng bao gồm: tín dụng định hướng, tỷ giá hối đoái thấp hơn giá trị thực, hạn chế về lao động, hệ thống an sinh xã hội yếu kém và đầu tư quá mức vào cơ sở hạ tầng giao thông. Những chính sách này vô tình đẩy mạnh mức tiết kiệm của người dân Trung Quốc. Bằng cách “xuất khẩu” lượng tiết kiệm dư thừa thông qua việc trợ cấp cho sản xuất hàng hóa và dịch vụ, Trung Quốc có thể chuyển hướng vấn đề thiếu hụt cầu nội địa ra bên ngoài. Nói cách khác, Trung Quốc đang “xuất khẩu” vấn đề của chính mình sang các quốc gia khác.

Sự thống trị của Trung Quốc trong một số lĩnh vực sản xuất hoàn toàn phù hợp với thương mại tự do và lợi thế cạnh tranh. Vấn đề thực sự đối với nền kinh tế toàn cầu chính là thặng dư tiết kiệm của nước này. Cần lưu ý rằng nhiều quốc gia khác ngoài Trung Quốc cũng có hành vi tương tự, chẳng hạn như Đức và Nhật Bản. Thách thức nằm ở chỗ thặng dư tiết kiệm này phản ánh việc kiềm chế tiền lương và nhu cầu nội địa để đạt được khả năng cạnh tranh toàn cầu.

Đây là những chính sách thương mại "hại người láng giềng" điển hình, khi thất nghiệp - hậu quả của nhu cầu nội địa yếu kém - được xuất khẩu ra bên ngoài thông qua việc duy trì thặng dư thương mại. Thặng dư này buộc các đối tác thương mại phải gánh chịu hậu quả, thường là dưới dạng thất nghiệp cao hơn, thâm hụt ngân sách lớn hơn hoặc nợ hộ gia đình tăng cao.

Hai vấn đề thặng dư sản xuất và thặng dư tiết kiệm của Trung Quốc đòi hỏi những cách tiếp cận chính sách hoàn toàn khác biệt. Vấn đề thặng dư tiết kiệm có khả năng làm trầm trọng thêm tình trạng thặng dư sản xuất, buộc các quốc gia thâm hụt thương mại phải áp dụng biện pháp bảo vệ nền kinh tế của họ, bao gồm hạn chế thương mại hoặc hạn chế dòng vốn đầu tư.

Trung Quốc, cùng với Mỹ, EU và nhiều quốc gia khác, chắc chắn sẽ tiếp tục ưu tiên bảo vệ và hỗ trợ các ngành công nghiệp chiến lược. Điều này tất yếu sẽ dẫn đến các cuộc xung đột thương mại, xu hướng bảo hộ mậu dịch gia tăng và tình trạng dư thừa công suất trong một số lĩnh vực. Hệ thống thương mại toàn cầu lý tưởng khuyến khích các quốc gia tập trung sản xuất hàng hóa mà họ có lợi thế cạnh tranh so sánh, sau đó trao đổi với các quốc gia khác. Nhờ vậy, nền kinh tế toàn cầu sẽ được hưởng lợi, ngay cả khi một số ngành riêng lẻ có thể gặp khó khăn.

Tuy nhiên, như nhà kinh tế học John Maynard Keynes đã từng cảnh báo việc xuất khẩu nhằm giải quyết vấn đề thiếu hụt cầu nội địa sẽ chỉ khiến nền kinh tế toàn cầu thêm tồi tệ. Thách thức cấp bách hiện nay là giải quyết vấn đề thặng dư tiết kiệm và mất cân bằng thương mại trên quy mô toàn cầu, song song với việc giải quyết những tranh cãi riêng lẻ giữa các quốc gia về thặng dư sản xuất và lợi thế cạnh tranh.

Financial Times

Broker listing

Cùng chuyên mục

Bảy sự thật về thương mại: Khi thuế quan trở thành công cụ bóp méo nền kinh tế
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Bảy sự thật về thương mại: Khi thuế quan trở thành công cụ bóp méo nền kinh tế

Trong bối cảnh hỗn loạn của các cuộc chiến thuế quan hiện nay, chúng ta đang chứng kiến những hiện tượng kỳ quặc chưa từng có: từ việc áp thuế lên những hòn đảo hoang vắng chỉ có chim cánh cụt sinh sống, đến những định nghĩa mang tính giả-học-thuật về khái niệm "đối ứng" trong thương mại.
Thị trường kể từ “ngày giải phóng”: "Lên voi xuống chó" theo từng dòng tweet
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Thị trường kể từ “ngày giải phóng”: "Lên voi xuống chó" theo từng dòng tweet

Kể từ sáng ngày 3 tháng 4 — thời điểm ngay sau khi Tổng thống Donald Trump bất ngờ áp đặt loạt thuế quan mới trong khuôn khổ chính sách được ông gọi là “ngày giải phóng” — thị trường tài chính toàn cầu đã bước vào một chu kỳ biến động dữ dội, với những cú tăng giảm chóng mặt chẳng khác nào một chuyến tàu lượn siêu tốc.
Cơn sốt vàng bùng nổ tại Trung Quốc giữa căng thẳng của cuộc chiến thương mại
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Cơn sốt vàng bùng nổ tại Trung Quốc giữa căng thẳng của cuộc chiến thương mại

Giá vàng lập đỉnh đã thổi bùng làn sóng đầu cơ tại Trung Quốc, với khối lượng giao dịch và dòng tiền vào ETF tăng vọt. Nhà đầu tư cá nhân đổ xô mua vàng để phòng ngừa rủi ro trong bối cảnh kinh tế giảm tốc và căng thẳng thương mại leo thang. Trước tình hình quá nóng, giới chức Trung Quốc đã lên tiếng cảnh báo về biến động thị trường.
Bắc Kinh chuẩn bị kích thích kinh tế khi tăng trưởng suy yếu và áp lực từ Mỹ gia tăng
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Bắc Kinh chuẩn bị kích thích kinh tế khi tăng trưởng suy yếu và áp lực từ Mỹ gia tăng

Bộ Chính trị Trung Quốc dự kiến nhóm họp cuối tháng này để đánh giá triển vọng kinh tế và khả năng đẩy nhanh thực thi các biện pháp hỗ trợ. Tăng trưởng quý II được dự báo suy yếu do ảnh hưởng từ thuế quan Mỹ và tiêu dùng giảm tốc. Giới phân tích cho rằng Bắc Kinh có thể mở rộng kích thích để giữ vững mục tiêu tăng trưởng khoảng 5% trong năm nay.
IMF: Châu Á có thể cắt giảm lãi suất để ứng phó cú sốc thuế quan từ Mỹ
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

IMF: Châu Á có thể cắt giảm lãi suất để ứng phó cú sốc thuế quan từ Mỹ

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết các ngân hàng trung ương ở châu Á hiện có dư địa để hạ lãi suất, nhằm hỗ trợ nhu cầu trong nước và giảm bớt tác động từ căng thẳng thương mại toàn cầu, trong bối cảnh khu vực này có nền tảng vững chắc hơn nhiều so với thời kỳ khủng hoảng tài chính châu Á.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ