Giá vàng có thể sẽ tăng gần mức cao nhất trong nửa cuối 2020
18:25 05/06/2020
Vàng có thể tăng lên gần mức kỷ lục trong nửa sau của năm 2020 khi lợi suất trái phiếu có khả năng giữ mức thấp và lãi suất thực đang là âm, theo giám đốc Nikos Kavalis, người cũng đã cảnh báo rằng giá vàng có thể điều chỉnh ngắn hạn trước khi đạt được mức đó.
“Lợi suất trái phiếu kho bạc thấp và lãi suất thực ở mức âm giúp giảm chi phí cơ hội của việc nắm giữ các tài sản không lợi suất, tăng kỳ vọng lạm phát và điều này hỗ trợ cho giá vàng.” Kavalis cho biết trong một cuộc phỏng vấn trước hội thảo trực tuyến về kim loại quý được tổ chức bởi Sàn giao dịch Singapore và Hiệp hội kinh doanh Vàng Singapore.
“Ngay cả khi cổ phiếu tiếp tục tăng so với mức hiện tại, chúng tôi vẫn cho rằng việc phân bổ tiền đầu tư vàng là hợp lý, dựa trên những gì mà bạn nhận được khi nắm giữ trái phiếu vào thời điểm hiện tại”
Vẫn còn đó những sự không chắc chắn trong triển vọng kinh tế toàn cầu, cho dù vắc–xin cho Covid–19 được điều chế thành công, yếu tố sẽ gây hiệu ứng bán tháo vàng thỏi, thì vàng vẫn còn nhiều yếu tố hỗ trợ khác.
“Lãi suất sẽ không tăng trong tương lai gần, và sẽ chưa có sự thay đổi chính sách tài khóa theo định hướng kiềm chế lạm phát lúc này”
Trong trung hạn và dài hạn, những quan ngại trước sự xấu đi của quan hệ Mỹ - Trung và khả năng các chính sách bảo hộ thương mại gia tăng, lúc đó vàng sẽ là tài sản phòng thủ cần thiết.
Giá có thể điều chỉnh giảm tới mốc $1,600/oz trong ngắn hạn do các nhà đầu tư chốt lãi hoặc các quỹ bán tài sản để tăng tiền mặt trong thời kì cổ phiếu sụt giảm
"Vàng vẫn còn tiềm năng tăng giá cho tới cuối năm, nhưng vẫn sẽ có chỗ cho những điều chỉnh ngắn hạn trong xu hướng tăng này.”
2020 sẽ là một năm khó khăn cho thị trường vàng vật chất; một sự phục hồi theo mô hình chữ V trong nhu cầu về trang sức là khó xảy ra, vì ngay cả khi nền kinh tế được cải thiện, người tiêu dùng cũng không sẵn sàng chi trả cho những mặt hàng xa xỉ như thế.
Sau 100 ngày kể từ khi Donald Trump tái đắc cử, châu Âu không còn nhìn Mỹ như một đồng minh đáng tin cậy: từ Berlin đến Paris, từ Arnhem đến Kyiv, làn sóng thất vọng và nỗ lực tách khỏi sự phụ thuộc Washington đang lan rộng, khi mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương đối mặt với khủng hoảng niềm tin nghiêm trọng nhất trong nhiều thập niên.
Sự suy yếu của USD vào thứ Hai đã hỗ trợ các đồng tiền nước ngoài, bao gồm các loại tiền tệ trú ẩn an toàn như đồng Yên Nhật và Franc Thụy Sĩ, trong bối cảnh nhà đầu tư thoái vốn khỏi tài sản Mỹ dưới áp lực từ chính sách của Donald Trump — xu hướng mà JPMorgan dự báo sẽ tiếp tục diễn ra.
Cuộc chiến thương mại do Mỹ khởi xướng đang khuấy đảo trật tự thương mại toàn cầu, gây ra không chỉ những dư chấn thực chất trong hoạt động sản xuất và tiêu dùng, mà còn làm nhiễu loạn nghiêm trọng các chỉ số thống kê kinh tế vốn được dùng để định hướng chính sách vĩ mô.
Giữa lúc lo ngại về lạm phát siêu tốc, vỡ nợ quốc gia và chiến tranh đang lan rộng trong giới đầu tư, nhiều chỉ báo tâm lý cho thấy sự bi quan đang đạt mức cực độ — một tín hiệu mà một số nhà phân tích xem là cơ hội mua hiếm có. Tuy nhiên, lịch sử cũng cho thấy rằng tâm lý thị trường, dù tiêu cực đến đâu, không phải lúc nào cũng là chỉ báo đáng tin trong thời kỳ khủng hoảng thực sự. Vậy đâu là ranh giới giữa thời điểm “máu đổ là lúc nên mua” và “chưa đủ đau để tạo đáy”?
Sau Thế chiến II, khi phần lớn châu Âu và Nhật Bản còn đang gượng dậy từ đống tro tàn, nước Mỹ từng chiếm hơn 50% sản lượng công nghiệp toàn cầu – một giai đoạn huy hoàng khi phần còn lại của thế giới phụ thuộc nặng nề vào hàng hóa “Made in USA”. Thế nhưng, ánh hào quang đó đã phai mờ theo thời gian.
CAD/USD đã ghi nhận mức tăng nhẹ trong phiên giao dịch sáng 29/4 tại châu Á, phản ánh tâm lý tích cực của thị trường sau khi ông Mark Carney chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử, qua đó tiếp tục vai trò Thủ tướng và giữ vững quyền kiểm soát cho Đảng Tự do.
Bộ phận giao dịch của JPMorgan dự báo đà phục hồi của chứng khoán Mỹ còn dư địa nhờ lợi nhuận Big Tech và tiến triển thương mại. Tuy nhiên, ngân hàng cảnh báo tác động tiêu cực từ thuế quan có thể sớm gây áp lực lên nền kinh tế. Nhà đầu tư được khuyên nên thận trọng, ưu tiên chốt lời khi thị trường mạnh lên.