Giá gạo tăng cao gây áp lực lên ngân sách người dân châu Á, châu Phi

Giá gạo tăng cao gây áp lực lên ngân sách người dân châu Á, châu Phi

Trần Minh Đức

Trần Minh Đức

Junior Analyst

09:02 10/08/2023

Giá gạo tăng vọt lên mức cao nhất trong gần 15 năm qua đang làm dấy lên lo ngại rằng chi phí lương thực sẽ trở nên đắt đỏ hơn rất nhiều đối với người tiêu dùng.

Gạo rất quan trọng đối với hàng tỷ người ở Châu Á và Châu Phi, đóng góp tới 60% tổng lượng calo cho người dân ở các vùng của Đông Nam Á và Châu Phi, và con số này tăng lên 70% ở các quốc gia như Bangladesh.

Đợt tăng giá mới nhất đã gây thêm áp lực đối với thị trường thực phẩm toàn cầu vốn đã bị ảnh hưởng bởi thời tiết khắc nghiệt và xung đột leo thang ở Ukraine. Gạo trắng Thái Lan 5% tấm, loại gạo tiêu chuẩn của châu Á, tăng lên 648 USD/tấn trong tuần này do thời tiết khô hạn đe dọa vụ mùa của Thái Lan. Nước xuất khẩu gạo hàng đầu Ấn Độ - chiếm 40% thương mại thế giới - tăng cường hạn chế xuất khẩu để bảo vệ thị trường nội địa đã làm nguồn cung căng thẳng hơn.

Joseph Glauber, thành viên cao cấp tại Viện Nghiên cứu Chính sách Lương thực Quốc tế ở Washington, cho biết: “Giá gạo cao hơn sẽ góp phần gây ra lạm phát lương thực, đặc biệt là đối với các hộ gia đình nghèo ở các quốc gia tiêu thụ gạo lớn tại châu Á. Khi một quốc gia áp đặt lệnh cấm xuất khẩu, các quốc gia khác cũng sẽ làm điều này và người nghèo trên thế giới sẽ trở thành nạn nhân.”

Lo ngại gia tăng về nguồn cung toàn cầu thắt chặt hơn đang làm dấy lên rủi ro về làn sóng bảo hộ thương mại mới khi các chính phủ tìm cách đảm bảo dự trữ nguồn lương thực. El Niño đang hình thành, có thể gây ra hạn hán tại các vụ lúa tại châu Á, làm trầm trọng thêm những lo ngại đó.

Peter Timmer, Giáo sư tại Đại học Harvard, người đã nghiên cứu về an ninh lương thực trong nhiều thập kỷ, cho biết: “Gạo là sẽ trở nên giá trị hơn khi El Niño diễn ra và Nga tiến hành các cuộc tấn công vào nguồn xuất khẩu lương thực của Ukraine. Ông cho biết giá gạo có thể tăng thêm 100 USD/tấn trong vòng 6 đến 12 tháng.

Timmer, người đã làm việc với các chính phủ châu Á về chính sách của họ, cho biết: “Câu hỏi lớn là liệu giá tăng sẽ diễn ra từ từ, giúp người tiêu dùng có thời gian điều chỉnh mà không hoảng sợ hay liệu giá sẽ tăng đột biến lên 1,000 USD/tấn hoặc cao hơn hay không”. Khủng hoảng lương thực năm 2008 là giai đoạn mà giá gạo tăng vọt sau lệnh cấm xuất khẩu của các nước sản xuất lớn, đặc biệt là Ấn Độ và Việt Nam.

Nguy cơ El Nino

Hầu hết gạo trên thế giới được trồng và tiêu thụ ở châu Á, nơi nông dân đang phải vật lộn với nắng nóng và hạn hán. Thái Lan, nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới, đang khuyến khích nông dân chuyển sang các loại cây trồng cần ít nước hơn, trong khi nông dân ở các vùng sản xuất lúa gạo hàng đầu của Indonesia đang trồng ngô và cải bắp để đề phòng hạn hán.

Chua Hak Bin, nhà kinh tế cấp cao của Ngân hàng Maybank tại Singapore, cho biết rủi ro lớn nhất là liệu El Niño và biến đổi khí hậu có làm gián đoạn sản xuất nông nghiệp và đẩy lạm phát lương thực nói chung lên cao hơn hay không.

Ông nói: “Điều này cần nhiều chính sách bảo hộ hơn, bao gồm kiểm soát xuất khẩu, có thể làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu lương thực toàn cầu và áp lực giá. Các nền kinh tế thị trường mới nổi dễ bị tổn thương hơn do tỷ trọng thực phẩm lớn hơn trong giỏ hàng tiêu dùng.”

Tuy nhiên, các biện pháp kiểm soát giá cả nghiêm ngặt do chính phủ thực thi cũng như trợ cấp lương thực ở nhiều quốc gia tiêu thụ có thể giúp kiềm chế lạm phát. Ông Chua cho biết tình hình hiện tại có vẻ “tương đối bình thường” so với lúc đó.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Cuộc chiến thương mại của Trump đe dọa tương lai ngành dầu mỏ tại North Dakota
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Cuộc chiến thương mại của Trump đe dọa tương lai ngành dầu mỏ tại North Dakota

Cuộc chiến thương mại toàn cầu của Donald Trump đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành dầu mỏ tại North Dakota, nơi đã từng là hình mẫu của cuộc cách mạng dầu đá phiến của Mỹ. Việc tăng thuế và biến động giá dầu đang đẩy nền kinh tế của tiểu bang vào tình trạng khó khăn, khi các nhà sản xuất dầu lo ngại về việc giảm sản lượng và ảnh hưởng tiêu cực đến các cộng đồng địa phương. Liệu các chính sách này có làm chậm lại đà phát triển của ngành dầu khí tại vùng đất từng một thời "vàng đen" này?
Vàng tiếp tục phá đỉnh sau khi Trump tiếp tục chỉ trích Chủ tịch Fed vì không hạ lãi suất
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Vàng tiếp tục phá đỉnh sau khi Trump tiếp tục chỉ trích Chủ tịch Fed vì không hạ lãi suất

Giá vàng tiếp tục đà tăng kỷ lục vào thứ Ba, được thúc đẩy bởi lo ngại xung quanh việc Tổng thống Mỹ Donald Trump chỉ trích Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (Fed) Jerome Powell, điều này làm suy yếu tâm lý chấp nhận rủi ro và khiến nhà đầu tư tìm đến tài sản trú ẩn an toàn như vàng.
Giá vàng đang tăng rất mạnh, nhưng bạc thì sao?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Giá vàng đang tăng rất mạnh, nhưng bạc thì sao?

Giá vàng đang "nóng" trở lại, thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ giới đầu tư toàn cầu. Tuy nhiên, đằng sau đà tăng ấn tượng ấy là những lo ngại ngày càng lớn về nguy cơ bong bóng. Trong khi đó, bạc – kim loại quý thường đi cùng xu hướng với vàng – lại tỏ ra yếu ớt và có thể là kẻ dẫn đầu đợt giảm giá mới. Lịch sử cho thấy tháng Tư thường là thời điểm nhạy cảm với bạc, và năm nay có thể cũng không ngoại lệ.
OPEC+ đẩy nhanh việc tăng sản lượng dầu, thị trường chuẩn bị đón sóng lớn
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

OPEC+ đẩy nhanh việc tăng sản lượng dầu, thị trường chuẩn bị đón sóng lớn

OPEC+ đang tăng tốc độ tăng sản lượng dầu bằng cách bổ sung thêm 411.000 thùng mỗi ngày trong tháng 5. Ả Rập Xê Út hiện đang đối mặt với áp lực ngân sách, cần giá dầu ở mức 96.20 USD/thùng để hòa vốn do các khoản chi tiêu lớn cho kế hoạch Vision 2030. Quốc gia này cũng đang tìm cách tận dụng mức thuế nhập khẩu thấp của Mỹ để phát triển ngành sản xuất và đầu tư mạnh vào khai khoáng nhằm gia tăng nguồn thu ngoài dầu mỏ.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ