Giá dầu và hàng hóa đang ở mức tương đương cách đây 160 năm

Giá dầu và hàng hóa đang ở mức tương đương cách đây 160 năm

17:01 28/04/2020

Nhưng đừng căn cứ vào đó để tìm kiếm một xu hướng dài hạn

Dự báo giá hàng hóa là một trò chơi mạo hiểm. The Economist đã bị chế giễu rất nhiều vào năm 1999 khi nói rằng, đến thời điểm thế giới ngập trong dầu lửa, một thùng dầu có thể đáng giá chỉ 5 đô la. Đó là ngay trước khi giá dầu tăng từ $ 10 lên mức cao nhất gần $ 150 trong thập kỷ tiếp theo. Tuy nhiên, trong tháng này, thế giới một lần nữa trở nên tồi tệ và giá dầu đã giảm xuống mức sâu chưa từng thấy. Vào ngày 20 tháng 4, một thùng dầu WTI giao trong tháng Năm có một mức giá âm, có nghĩa là người bán phải trả tiền cho người mua. Vào ngày 27 tháng 4, giá của tháng Sáu cũng giảm hơn một phần tư, mặc dù vẫn dương, chỉ hơn $12 một thùng. Một mâu thuẫn giữa Nga và Ả Rập Xê Út, và nhu cầu dầu sụt giảm vì covid 19, đã khiến thị trường bị ngập lụt trong dầu. Các nhà phân tích một lần nữa tự hỏi, giống như năm 1999, liệu thế giới có phải làm quen với giá thấp vĩnh viễn không chỉ đối với dầu mà còn đối với các mặt hàng khác.

Các nhà kinh tế chia làm hai phe để tranh luận về dự báo dài hạn của giá cả hàng hóa. Vào cuối những năm 1940, hai nhà kinh tế phát triển, Raúl Prebisch và Sir Hans Singer, đã đưa ra giả thuyết rằng giá nguyên liệu thô sẽ giảm so với hàng sản xuất theo thời gian. Họ lập luận điều này sẽ xảy ra bởi vì khi thu nhập toàn cầu tăng, nhu cầu sẽ tăng nhanh hơn đối với hàng hóa phức tạp so với các mặt hàng cơ bản như dầu hoặc thực phẩm. Khi mọi người trở nên giàu có hơn chẳng hạn, họ mua những chiếc xe có tiện ích lạ, hơn là những chiếc xe có sử dụng nhiều sắt hơn.

Giải thích này đã truyền cảm hứng cho các lập luận rằng chủ nghĩa tư bản chắc chắn sẽ nới rộng khoảng cách giữa các nước giàu và nghèo. Những nơi sản xuất hàng hóa sẽ trở nên giàu có hơn so với những nơi khai thác hàng hóa. Giá hàng hóa sụt giảm sau chiến tranh thế giới thứ hai, và sau đó một lần nữa vào những năm 1980 và 1990, dường như ủng hộ cho lý thuyết này.

Nhưng trong sự bùng nổ hàng hóa của những năm 2000, nhu cầu ngày càng tăng từ các nền kinh tế thị trường mới nổi đang phát triển như Trung Quốc đã khiến giá cả hàng hóa tăng vọt. Lượng chỉ trích về lý thuyết của Prebisch và Singer cũng tăng vọt. Các nhà kinh tế khác chỉ ra rằng họ đã bỏ qua vai trò của thay đổi công nghệ trong việc giảm giá hoặc tăng chất lượng của hàng hóa sản xuất. Một máy tính có thể vẫn có giá tương đương với một máy tính được sản xuất 20 năm trước. Nhưng lượng thông tin nó có thể xử lý và dữ liệu nó có thể lưu trữ đã tăng lên hàng trăm, nếu không nói là vài nghìn lần. Một điện thoại thông minh trung bình ngày nay mạnh hơn nhiều so với một máy tính để bàn được bán vào năm 1995, nhưng giá chỉ bằng một phần tư giá ngay cả về mặt danh nghĩa. Không phải lúc nào các nước giàu cũng sản xuất nhiều hơn những nước nghèo, vì sự gia tăng của gia công trong những thập kỷ gần đây.

Không có hình mẫu nào cho giá hàng hóa

Vậy những người tuân thủ hay những người chỉ trích giả thuyết Prebisch-Singer sẽ dự báo được xu hướng giá tương lai sau vụ sụp đổ giá dầu? Không ai thực sự có thể. Trong lịch sử, việc dự báo biến động ngắn hạn sau các sự kiện kịch tính dễ dàng hơn nhiều so với việc phát hiện một xu hướng dài hạn. Thật vậy, nhìn vào biểu đồ giá dầu tính điều chỉnh lạm phát trong 160 năm qua, đặc điểm nổi bật nhất là không có bất kỳ mô hình hay xu hướng rõ rệt nào. Mặc dù có những đợt tăng giá vào những năm 1860 vì cuộc nội chiến ở Mỹ, vào những năm 1970 vì cú sốc cung dầu và một lần nữa trong những năm 2000 bùng nổ hàng hóa, giá của một thùng dầu thô ngày nay ở mức tương đương với những năm 1870 và đầu những năm 1970.

Sự thiếu tính đặc trưng hay những quy luật có thể được nhìn thấy trong chỉ số giá hàng hóa của The Economist - có lẽ là chỉ số theo dõi hàng hóa lâu đời nhất trên thế giới. Chỉ số này đã ghi chép giá từ giữa những năm 1800, bao gồm một loạt các mặt hàng, chẳng hạn như thực phẩm và nguyên liệu công nghiệp, nhưng không bao gồm giá năng lượng. Nó tất nhiên đã chứng kiến những ​​mức cao và mức thấp ngoạn mục. Nhưng tuần trước, chỉ số này thực tế đứng ở mức tương đương đầu tháng 1 năm 1860, lần ghi chép thông thường đầu tiên của nó.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Kinh tế Mỹ: Liệu có thật sự 'yên bình' hay sắp đối mặt khủng hoảng?
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Kinh tế Mỹ: Liệu có thật sự 'yên bình' hay sắp đối mặt khủng hoảng?

Trong khi thế giới tài chính vẫn tập trung cao độ vào một cuộc khủng hoảng địa chính trị — cuộc chiến thương mại — thì ở châu Á, hai điểm nóng khác cũng đang leo thang. Trung Quốc gia tăng khiêu khích Philippines trên Biển Đông, còn căng thẳng giữa Ấn Độ và Pakistan lại bùng lên sau các vụ đụng độ ở Kashmir.
Nền kinh tế Nga đang chậm lại: Những nguyên nhân đằng sau sự thay đổi
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Nền kinh tế Nga đang chậm lại: Những nguyên nhân đằng sau sự thay đổi

Sau ba năm tăng trưởng mạnh mẽ, nền kinh tế Nga đang chứng kiến sự suy giảm đáng kể, chủ yếu do quá trình chuyển đổi cấu trúc, chính sách tiền tệ thắt chặt và những biến động từ môi trường bên ngoài. Mặc dù chiến lược quân sự hóa và lãi suất cao góp phần làm chậm lạm phát, sự giảm giá dầu và căng thẳng thương mại toàn cầu đã ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế.
Thuế quan chồng chéo đè nặng lên vai doanh nghiệp nước ngoài tại Trung Quốc trong bối cảnh căng thẳng thương mại kéo dài
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Thuế quan chồng chéo đè nặng lên vai doanh nghiệp nước ngoài tại Trung Quốc trong bối cảnh căng thẳng thương mại kéo dài

Hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất nước ngoài đang hoạt động trên lãnh thổ Trung Quốc phải chịu gánh nặng thuế quan lên đến 125% khi nhập khẩu linh kiện và tiếp theo là 145% khi xuất khẩu sản phẩm sang Hoa Kỳ, trong bối cảnh cuộc chiến thương mại do Tổng thống Donald Trump khởi xướng đang gây tổn hại nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh của họ.
S&P cảnh báo rủi ro đối với xếp hạng AAA của Australia từ các cam kết tranh cử
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

S&P cảnh báo rủi ro đối với xếp hạng AAA của Australia từ các cam kết tranh cử

S&P Global Ratings cảnh báo rủi ro đối với hạng tín nhiệm AAA của Australia nếu thâm hụt ngân sách và nợ công gia tăng do các cam kết chi tiêu tranh cử. Cán cân tài khóa dự kiến sẽ quay trở lại thâm hụt từ năm tài khóa 2025, trong bối cảnh chi tiêu công và nghĩa vụ tài chính của các bang gia tăng. Australia hiện nằm trong nhóm ít quốc gia duy trì xếp hạng AAA từ cả ba tổ chức tín nhiệm lớn.
Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung đang làm thay đổi cục diện chuỗi cung ứng toàn cầu
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung đang làm thay đổi cục diện chuỗi cung ứng toàn cầu

Chính sách thuế quan mới do Tổng thống Donald Trump ban hành đã gây xáo trộn Washington và Phố Wall trong gần một tháng qua. Nếu tình trạng căng thẳng thương mại này tiếp tục kéo dài, những tác động tiếp theo sẽ không chỉ dừng lại ở tầm vĩ mô mà còn trực tiếp ảnh hưởng đến đời sống của mỗi gia đình Hoa Kỳ.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ