Fed khẩn khoản về việc ban hành gói kích thích mới trong khi thị trường đã bắt đầu từ bỏ hy vọng
Hôm thứ Tư vừa rồi, hàng loạt các quan chức của Fed đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bổ sung kích thích tài chính để trợ lực cho quá trình phục hồi kinh tế, và tình hình chứng khoán Mỹ xuống dốc vì tâm lý tiêu cực đang lan rộng trước khả năng Quốc hội không đồng ý thêm gói kích thích mới.

Tại phiên điều trần trước Quốc hội, Chủ tịch Jerome Powell tiếp tục kêu gọi gói kích thích tài khóa, đồng thời ông cho rằng kinh tế vẫn cần thêm hỗ trợ ngay giữa bối cảnh chính trị bế tắc hiện nay. Những người khác đưa ra thái độ rõ rệt hơn. Chủ tịch Fed Cleveland - Loretta Mester phát biểu rằng nền kinh tế Mỹ cần nhiều hỗ trợ hơn nếu muốn thoát khỏi tình cảnh khó khăn hiện giờ.
Chủ tịch Fed Chicago - Charles Evans tỏ ra lo ngại về gói kích thích mà ông đưa ra sẽ không được thực thi, trong khi Chủ tịch Fed Boston - Eric Rosengren e rằng khả năng xảy ra một đợt lây nhiễm nữa thì mới có hành động và vì thế, có thể phải đến năm sau.
Chứng khoán Mỹ lao dốc
Chỉ số S&P 500 sụt mất 2.4%, mức giảm lớn nhất kể từ ngày 8/9 – phiên giảm thứ năm trong vòng sáu ngày vừa qua. Dấu hiệu trên chỉ ra việc các nhà đầu tư đang ngày càng bi quan về triển vọng có thêm gói kích thích – vốn từng được coi là chắc chắn. Thị trường tỷ giá cho thấy các trader đang giảm bớt đặt cược vào lạm phát - dấu hiệu bi quan cho thấy chỉ mình Fed cố gắng sẽ không thể đẩy mức lạm phát lên mức 2% trong vài năm tới được.
Thị trường chứng khoán xuống dốc, cho tới gần đây, vốn được cho là từ sự đảo ngược từ việc cổ phiếu công nghệ tăng quá mạnh, còn được giải thích thêm nguyên nhân từ nỗi lo về tình hình kinh tế phục hồi và khả năng xuất hiện gói kích thích mới.
Cả Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa đều phải đau đầu về việc ban hành thêm gói kích thích, tuy nhiên, hiện vẫn chưa diễn ra thêm cuộc đàm phán chính thức nào tính từ đầu tháng 8 này. Cái chết của Thẩm phán Ruth Bader Ginsburg hôm thứ Sáu càng khiến khả năng mở ra gói kích thích càng thêm mờ nhạt bởi giờ đây cuộc chiến tranh giành chiếc ghế của Tòa án Tối trở thành mối quan tâm hàng đầu.
Tuy nhiên, tình hình thị trường chứng khoán vẫn chưa xấu rõ như cuộc khủng hoảng tài chính tháng 9/2008 - khi Quốc hội từ chối mọi khoản cứu trợ và hậu quả là sự sụt giảm khủng khiếp nhất trong vòng hai thập kỷ - khiến các nhà lập pháp suy xét lại việc từ chối.
“Gây áp lực tối đa”
Hai nhà phân tích Krishna Guha và Ernie Tedeschi đến từ Evercore ISI cho biết: “Fed muốn gây áp lực tối đa lên Quốc hội nhằm có thêm chính sách tài khóa hỗ trợ bởi các hạn chế từ chính sách tiền tệ trong quá trình đối phó với cú sốc nghiêm trọng và bất đối xứng do dịch Covid-19 và trước nguy cơ về đợt nhiễm thứ hai”.
Đồng thời, các nhà hoạch định chính sách của Fed còn cần phải thận trọng để không bị nghi ngờ rằng họ sắp hết lý lẽ để chiến đấu.
“Phần khó khăn nhất của quá trình phục hồi vẫn còn ở phía trước” Rosengren nói. Ông nghĩ rằng so với các động nghiệp, ông có cái nhìn bi quan hơn về số lao động Mỹ có việc làm trở lại trong 15 tháng tới.
Vị chủ tịch Fed Boston này còn đặc biệt nhấn mạnh vào các dấu hiệu “đáng lo ngại” trong bất động sản thương mại. Ông nói, ở lĩnh vực này đã chứng kiến những hành vi rủi ro trước khi đại dịch xảy ra và hiện mọi mặt đều đang chịu ảnh hưởng nặng nề từ Covid-19, từ khách sạn đến trung tâm thương mại.
Giống như Powell, Phó Chủ tịch Fed - Richard Clarida, nhấn mạnh đà phục hồi tính đến nay đã mạnh hơn dự đoán của Fed vào vài tháng trước. Theo ông, con đường sắp tới sẽ khó khăn và nhấn mạnh thêm rằng hỗ trợ tài khóa sẽ rất có ích.
“Cú đấm nặng nhất”
Ông nói: “Nền kinh tế đang phục hồi mạnh mẽ, nhưng chúng ta vẫn đang lún sâu trong hố. Về lâu dài, Hoa Kỳ cần phải quay về con đường tài chính bền vững, nhưng chẳng ai muốn bắt đầu giữa tình hình suy thoái kinh tế tệ nhất trong gần 90 năm”.
Trong các dự báo kinh tế mới được công bố vào ngày 16/9, các quan chức Fed đưa ra tỷ lệ thất nghiệp trung bình có thể ở mức 7.6% trong quý tới, giảm so với mức 8.4% của tháng 8, sau đó có thể sẽ giảm tiếp xuống 5.5% vào cuối năm 2021.
Rosengren cho biết những dự báo của ông còn “bi quan hơn”. Evans lưu ý rằng dự báo ông đi kèm khả năng có gói hỗ trợ tài chính 1000 tỷ USD.
Chủ tịch Fed Atlanta - Raphael Bostic phát biểu trước phòng thương mại Alabama rằng: ông “hy vọng rằng các nhà hoạch định chính sách ở Washington cũng như cả Chính Phủ sẽ tìm thấy những cách tốt hơn để hỗ trợ nền kinh tế.”
Bostic cho biết: “Nếu gói cứu trợ hết hạn, nhiều khả năng sẽ xảy ra một số gián đoạn và trật khớp nhất thời trở thành vĩnh viễn. Nếu điều này xảy ra, rào cản mà chúng tôi vượt qua sẽ khó khăn hơn nhiều."
- Với sự hỗ trợ của Steve Matthews, Matthew Boesler và Edward