Đồng Nhân Dân tệ giảm xuống mức thấp kỷ lục bất chấp PBoC nỗ lực hỗ trợ kinh tế

Đồng Nhân Dân tệ giảm xuống mức thấp kỷ lục bất chấp PBoC nỗ lực hỗ trợ kinh tế

15:15 21/06/2023

USD/CNY đã vượt qua ngưỡng quan trọng 7.2 và các nhà phân tích đang chuẩn bị cho đà giảm mạnh hơn sau khi Bắc Kinh tiếp tục vật lộn để chống lại sự suy giảm.

CNH đã giảm tới 0.3% xuống 7.2007 so với đồng bạc xanh vào thứ Tư, mức thấp nhất kể từ tháng 11. Việc thiếu các biện pháp kích thích tích cực từ các nhà chức trách đang thúc đẩy làn sóng bán tháo tại Trung Quốc, với chỉ số Hang Seng đang hướng đến ngày giảm thứ ba.

Các nhà đầu tư ngày càng thất vọng với việc Bắc Kinh liên tục đưa ra nhiều biện pháp chính sách hơn để thúc đẩy tăng trưởng vốn. Đặc biệt trong bối cảnh quốc gia này mới hồi phục trở lại hậu đại dịch và dỡ bỏ các biện pháp hạn chế Covid-19. Nhưng một số trader cho rằng đồng tiền quốc gia yếu có thể là một phần trong kế hoạch hỗ trợ nền kinh tế của Bắc Kinh vì CNY giảm giá sẽ giúp thúc đẩy nhu cầu xuất khẩu của quốc gia.

Christopher Wong, chiến lược gia tại Overseas Chinese Banking Corp, cho biết: “Thị trường đang ngày càng mất kiên nhẫn do Trung Quốc còn chậm trễ trong việc tung ra các biện pháp kích thích tiếp theo. Mức kháng cự đối với USD/CNH là 7.2150. Hội nghị kinh tế nửa năm một lần của Bộ Chính trị vào cuối tháng 7 sắp tới để đưa ra các thông báo về tình hình tài chính sẽ rất quan trọng.”

CNH đã cắt lỗ để giao dịch ở mức 7.1980 đổi 1 USD vào đầu giờ chiều nay. USD/CNY giao dịch ở mức khoảng 7.1941.

Các ngân hàng lớn của Trung Quốc đã không bán mạnh USD, mặc dù một số nhà xuất khẩu đã bắt đầu đặt hàng bán đồng bạc xanh, giúp hỗ trợ đồng nhân dân tệ.

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã đặt tỷ giá tham chiếu của đồng Nhân dân tệ ở mức 7.1795 mỗi đô la vào thứ Tư, mức thấp nhất kể từ ngày 29/11. Việc ấn định giới hạn dao động của CNY trong nước là 2% ở cả hai bên và động thái này có thể cho thấy các nhà chức trách sẵn sàng chấp nhận một sự suy giảm hơn nữa.

CNY đã giảm hơn 4% trong ba tháng. Dòng vốn chảy ra khỏi thị trường trong nước và đặt cược rằng Cục Dự trữ Liên bang sẽ tăng lãi suất hơn nữa cũng đang đè nặng lên đồng tiền Trung Quốc.

Sự phục hồi kinh tế của Trung Quốc kể từ khi dỡ bỏ các biện pháp hạn chế do Covid-19 không mấy ấn tượng, với lĩnh vực sản xuất của quốc gia này thu hẹp và doanh số bán lẻ theo giảm vào tháng Năm. Lời kêu gọi kích thích nhiều hơn đang tăng lên, nhiều trang báo hôm thứ Tư cho rằng ngân hàng trung ương có thể sẽ nới lỏng chính sách tiền tệ hơn nữa.

Ảnh hưởng bởi kỳ nghỉ lễ
Đồng nhân dân tệ vượt mốc 7.2 đổi 1 USD trước thềm phiên điều trần nửa năm một lần của Chủ tịch Fed Jerome Powell trước Quốc hội vào ngày 21-22 tháng 6. Hồng Kông đóng cửa nghỉ lễ vào thứ Năm trong khi thị trường Trung Quốc đóng cửa vào thứ Năm và thứ Sáu.

Fiona Lim, chiến lược gia ngoại hối cấp cao tại Malayan Banking Bhd. ở Singapore, cho biết: “Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng lên trước phát biểu của Powell rằng bởi cho rằng ông sẽ đưa ra những bình luận diều hâu hơn, thúc đẩy thị trường định giá theo xu hướng diều hâu và củng cố USD hơn nữa”.

Willer Chen, nhà phân tích nghiên cứu cấp cao tại Forsyth Barr Asia, cho biết việc bán tháo cổ phiếu chỉ là sự tiếp nối của tâm lý yếu kém khi hy vọng về các gói kích thích đã bị tiêu tan. “Hiệu ứng ngày lễ” cũng có thể là một phần lý do đằng sau sự yếu kém.

Tín hiệu chính sách
Với việc các chiến lược gia từ Goldman Sachs Group Inc. đến Mizuho Bank coi 7.20 là mức sàn cho đồng nhân dân tệ, các nhà giao dịch sẽ theo dõi xem liệu đà giảm của đồng tiền này có chậm lại hay không. Tình hình trên thị trường quyền chọn cho thấy một số dấu hiệu lạc quan nhỏ ngay cả khi tâm trạng chung vẫn còn tiêu cực.

“Một số người cho rằng các biện pháp kích thích phi tiền tệ cụ thể hơn sẽ chỉ được đưa ra vào hoặc sau cuộc họp của Bộ Chính trị vào cuối tháng 7. Nếu vậy, một số điều chỉnh chính sách ngoại hối có thể cần thiết trong thời gian chờ đợi ” Joey Chew, Trưởng bộ phận Nghiên cứu Ngoại hối Châu Á tại HSBC Holdings Plc đã viết.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Các tập đoàn lớn tại châu Âu và Anh chịu tổn thất nặng nề từ chính sách thương mại của Tổng thống Trump
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Các tập đoàn lớn tại châu Âu và Anh chịu tổn thất nặng nề từ chính sách thương mại của Tổng thống Trump

Các tập đoàn hàng đầu tại châu Âu và Vương quốc Anh đang dần hé lộ những chi phí phát sinh từ cuộc chiến thương mại với Hoa Kỳ. Giới lãnh đạo doanh nghiệp đang phân tích kỹ lưỡng các hệ quả tiêu cực đối với tâm lý người tiêu dùng, những thách thức đang gia tăng cho chuỗi cung ứng toàn cầu, cùng tình trạng bất ổn kéo dài do tình trạng không chắc chắn về các mức thuế quan.
Khi các 'gã khổng lồ' thức tỉnh: Cách giới doanh nghiệp Mỹ phản ứng với thuế quan của Trump
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Khi các 'gã khổng lồ' thức tỉnh: Cách giới doanh nghiệp Mỹ phản ứng với thuế quan của Trump

Cuộc chiến thương mại của Donald Trump gây ảnh hưởng nặng nề đến nhiều ngành công nghiệp Mỹ, khiến các giám đốc điều hành lớn như Tim Cook và Jamie Dimon phải vận động hành lang để giảm nhẹ tác động. Sau những phản ứng gay gắt từ thị trường và giới doanh nghiệp, Trump đã nhượng bộ một số thuế quan, làm dịu phần nào tình hình.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ