Đà lao dốc lịch sử của trái phiếu dài hạn gợi nhớ tới bong bóng dot-com

Đà lao dốc lịch sử của trái phiếu dài hạn gợi nhớ tới bong bóng dot-com

Nguyễn Mai Vinh

Nguyễn Mai Vinh

Junior Analyst

18:41 05/10/2023

Đà giảm của trái phiếu chính phủ dài hạn đang bắt đầu ngang bằng với một số thời điểm thị trường rơi vào những cuộc khủng hoảng lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ.

Theo dữ liệu do Bloomberg tổng hợp, trái phiếu kỳ hạn từ 10 năm trở lên đã giảm 46% kể từ khi đạt đỉnh vào tháng 3/2020. Con số này chỉ kém mức giảm 49% của chứng khoán Mỹ sau bong bóng dot-com vào đầu thế kỷ này. Trái phiếu kỳ hạn 30 năm thậm chí còn tồi tệ hơn, giảm 53%, gần với mức giảm 57% của cổ phiếu trong thời kỳ khủng hoảng tài chính.

Tổn thất này là một lời nhắc nhở rõ ràng về rủi ro đi kèm với việc nắm giữ trái phiếu dài hạn, loại tài sản biến động nhất trước những thay đổi về lãi suất. Trái phiếu dài hạn từng rất hấp dẫn khi Cục Dự trữ Liên bang dành phần lớn thời gian của một thập kỷ cắt giảm chi phí đi vay xuống gần bằng 0.

Tuy vậy, khi ngân hàng trung ương tiến hành thắt chặt chính sách tiền tệ mạnh mẽ nhất trong nhiều thập kỷ để kiềm chế lạm phát, sự bối cảnh lợi suất khởi thấp lịch sử, trái phiếu dài hạn và lãi suất tăng nhanh được chứng minh là khó khăn.

Thomas di Galoma, đồng giám đốc giao dịch lãi suất toàn cầu tại BTIG, cho biết: “Đó là một điều gì đó khá thú vị”. “Thành thật mà nói, tôi chưa bao giờ nghĩ mình sẽ chứng kiến trái phiếu 10 năm lợi suất 5% một lần nữa. Chúng ta bị mắc kẹt trong một môi trường hậu khủng hoảng tài chính toàn cầu, nơi mọi người nghĩ rằng lãi suất sắp tới sẽ ở mức thấp.”

Đà giảm hiện tại của trái phiếu dài hạn đã tăng hơn gấp đôi so với đợt lao dốc mạnh nhất vào năm 1981, khi chiến dịch ngăn chặn lạm phát của Chủ tịch Fed lúc đó là Paul Volcker đã đẩy lợi suất trái phiếu 10 năm lên gần 16%, đồng thời cũng vượt qua mức giảm trung bình 39% ở 7 pha giảm của thị trường chứng khoán Mỹ kể từ năm 1970, bao gồm cả lần giảm 25% của S&P 500 vào năm ngoái khi Fed bắt đầu nâng lãi suất từ ​​mức gần 0.

Có lẽ ví dụ điển hình nhất về nỗi đau của các nhà đầu tư là đà suy yếu của trái phiếu chính phủ 30 năm lợi suất 1.25% vào tháng 5/2020. Trái phiếu đã mất hơn một nửa giá trị kể từ khi được phát hành, được giao dịch ở mức khoảng 45 cent.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Kinh tế Mỹ: Liệu có thật sự 'yên bình' hay sắp đối mặt khủng hoảng?
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Kinh tế Mỹ: Liệu có thật sự 'yên bình' hay sắp đối mặt khủng hoảng?

Trong khi thế giới tài chính vẫn tập trung cao độ vào một cuộc khủng hoảng địa chính trị — cuộc chiến thương mại — thì ở châu Á, hai điểm nóng khác cũng đang leo thang. Trung Quốc gia tăng khiêu khích Philippines trên Biển Đông, còn căng thẳng giữa Ấn Độ và Pakistan lại bùng lên sau các vụ đụng độ ở Kashmir.
Nền kinh tế Nga đang chậm lại: Những nguyên nhân đằng sau sự thay đổi
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Nền kinh tế Nga đang chậm lại: Những nguyên nhân đằng sau sự thay đổi

Sau ba năm tăng trưởng mạnh mẽ, nền kinh tế Nga đang chứng kiến sự suy giảm đáng kể, chủ yếu do quá trình chuyển đổi cấu trúc, chính sách tiền tệ thắt chặt và những biến động từ môi trường bên ngoài. Mặc dù chiến lược quân sự hóa và lãi suất cao góp phần làm chậm lạm phát, sự giảm giá dầu và căng thẳng thương mại toàn cầu đã ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế.
Thuế quan chồng chéo đè nặng lên vai doanh nghiệp nước ngoài tại Trung Quốc trong bối cảnh căng thẳng thương mại kéo dài
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Thuế quan chồng chéo đè nặng lên vai doanh nghiệp nước ngoài tại Trung Quốc trong bối cảnh căng thẳng thương mại kéo dài

Hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất nước ngoài đang hoạt động trên lãnh thổ Trung Quốc phải chịu gánh nặng thuế quan lên đến 125% khi nhập khẩu linh kiện và tiếp theo là 145% khi xuất khẩu sản phẩm sang Hoa Kỳ, trong bối cảnh cuộc chiến thương mại do Tổng thống Donald Trump khởi xướng đang gây tổn hại nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh của họ.
S&P cảnh báo rủi ro đối với xếp hạng AAA của Australia từ các cam kết tranh cử
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

S&P cảnh báo rủi ro đối với xếp hạng AAA của Australia từ các cam kết tranh cử

S&P Global Ratings cảnh báo rủi ro đối với hạng tín nhiệm AAA của Australia nếu thâm hụt ngân sách và nợ công gia tăng do các cam kết chi tiêu tranh cử. Cán cân tài khóa dự kiến sẽ quay trở lại thâm hụt từ năm tài khóa 2025, trong bối cảnh chi tiêu công và nghĩa vụ tài chính của các bang gia tăng. Australia hiện nằm trong nhóm ít quốc gia duy trì xếp hạng AAA từ cả ba tổ chức tín nhiệm lớn.
Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung đang làm thay đổi cục diện chuỗi cung ứng toàn cầu
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung đang làm thay đổi cục diện chuỗi cung ứng toàn cầu

Chính sách thuế quan mới do Tổng thống Donald Trump ban hành đã gây xáo trộn Washington và Phố Wall trong gần một tháng qua. Nếu tình trạng căng thẳng thương mại này tiếp tục kéo dài, những tác động tiếp theo sẽ không chỉ dừng lại ở tầm vĩ mô mà còn trực tiếp ảnh hưởng đến đời sống của mỗi gia đình Hoa Kỳ.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ