Câu chuyện hạ lãi suất cần bao lâu để thẩm thấu nền kinh tế

Câu chuyện hạ lãi suất cần bao lâu để thẩm thấu nền kinh tế

Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

09:24 09/10/2024

Quá trình hồi phục kinh tế sau quyết định hạ lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) vào tháng 9 sẽ cần thời gian, với một số lĩnh vực như bất động sản cảm nhận được tác động ngay lập tức, trong khi các lĩnh vực khác có thể mất lâu hơn để thấy lợi ích.

Việc Fed hạ lãi suất thêm 50 bps vào tháng 9 vượt ngoài dự đoán của thị trường, đã làm dấy lên hy vọng về những đợt cắt giảm lãi suất tiếp theo khi lạm phát hạ nhiệt. Điều này mang lại tín hiệu tích cực cho các hộ gia đình và doanh nghiệp, những đối tượng đang phải đối mặt với chi phí vay mượn cao nhất trong nhiều thập kỷ.

Tuy nhiên, tác động từ lãi suất thấp sẽ không lan tỏa ngay lập tức trên toàn nền kinh tế. Một số lĩnh vực như bất động sản đã cảm nhận được các tác động ngắn hạn, nhưng những ngành khác sẽ cần thời gian dài hơn để thấy sự thay đổi rõ rệt.

Nguyên nhân là lãi suất vẫn còn cao. Mức lãi suất "trung lập", tức là mức lãi suất không thúc đẩy cũng không kìm hãm kinh tế, được cho là thấp hơn nhiều so với mức hiện tại của Fed, từ 4.75% đến 5%. Điều này vẫn đang kìm hãm các hoạt động kinh tế. Báo cáo việc làm trong tháng 9, được công bố ngày 4/10, có thể khiến Fed chần chừ trong việc cắt giảm lãi suất thêm lần nữa.

Theo chuyên gia kinh tế Kathy Bostjancic của Nationwide Mutual Insurance Co., mức lãi suất trung lập vào khoảng 3.75% đến 4%. Bà cho rằng: “Người tiêu dùng đã dần bớt áp lực từ các khoản vay mua nhà và xe ô tô, nhưng cần thêm các đợt giảm lãi suất nữa để thực sự kích thích nhu cầu đáng kể.”

Thị trường bất động sản cảm nhận rõ nhất tác động của động thái này. Lãi suất vay thế chấp hiện đang ở mức thấp nhất trong hai năm và các nhà môi giới nhận thấy sự gia tăng về số lượng yêu cầu mua nhà. Niềm tin của các công ty xây dựng nhà đã tăng lên lần đầu tiên trong sáu tháng, theo khảo sát của Hiệp hội các công xây dựng Quốc gia và Wells Fargo. Tỷ lệ người tiêu dùng có kế hoạch mua nhà trong sáu tháng tới cũng đạt mức cao nhất trong năm qua và số đơn xin tái cấp vốn vay thế chấp cũng tăng mạnh.

Dan Hnatkovskyy, Giám đốc điều hành của NewHomesMate, cho biết lượng tìm kiếm nhà mới trên trang web của công ty ông trong tháng 9 đã tăng 15% so với tháng trước. “Chúng tôi đang thấy nhu cầu mua nhà bị trì hoãn trước đây đang dần quay trở lại,” ông nói. Nhưng giống như nhiều nhà môi giới khác, ông lưu ý rằng thị trường vẫn còn nhiều khó khăn.

Cheryl Abrams Davis, một môi giới tại Re/Max United Real Estate ở Maryland, đồng tình: “Chúng tôi cần thêm những đợt giảm lãi suất nữa để mọi người tìm mua nhà hơn.” Một cuộc khảo sát hàng tháng của Đại học Michigan cũng cho thấy, người tiêu dùng đang có cái nhìn tiêu cực về việc mua nhà đã ở mức thấp nhất kể từ năm 1978 khi cuộc khảo sát bắt đầu.

Thị trường xe hơi cũng có những phản ứng nhanh với thay đổi lãi suất. Devyn Colby, làm việc trong lĩnh vực bán xe tại Austin, nhận thấy tâm lý khách hàng đang tích cực hơn. “Lãi suất đang giảm trên hầu hết các dòng xe, điều này khiến mọi người cảm thấy tự tin hơn khi mua,” bà nói. “Nửa cuối tháng qua thật sự rất bận rộn.”

Chính bản thân Colby cũng lạc quan, ở tuổi 26, bà đang trong quá trình vay thế chấp lần đầu để xây nhà. “May mắn thay, lãi suất hiện tại tốt hơn so với vài tháng trước khi chúng tôi bắt đầu quá trình xây dựng,” chia sẻ.

Các doanh nghiệp nhỏ, đang phải vật lộn với lãi suất cao. Niềm tin kinh doanh trong lĩnh vực này đã giảm mạnh nhất trong hơn hai năm vào tháng 8. Jim Ilg, quản lý 11th Avenue Hostel, một doanh nghiệp gia đình ở Denver, cho biết chi phí lãi vay của ông đã tăng từ 10,000 USD lên 21,000 USD mỗi tháng kể từ khi Fed bắt đầu nâng lãi suất vào năm 2022. “Khi chúng tôi vay tiền vào năm 2019, không ai nghĩ lãi suất sẽ tăng cao thế này,” nói. “Thật khó để cân đối chi phí khi lãi suất cao ngất ngưởng như vậy.”

Tín hiệu từ người tiêu dùng cũng rất trái chiều. Mặc dù doanh số bán lẻ bất ngờ tăng trong tháng 8, nhưng nhiều người vẫn gặp khó khăn trong việc trả nợ. Báo cáo từ Fed New York cho thấy tỷ lệ nợ quá hạn không thay đổi nhiều ở mức 3.2%, nhưng nợ mua xe và thẻ tín dụng bị quá hạn đang tăng. Tỷ lệ nợ vay mua xe quá hạn 30 ngày cao nhất kể từ năm 2010. Nợ thẻ tín dụng quá hạn cũng đạt 9.05%, mức cao nhất trong 12 năm.

Chủ tịch Fed, Jerome Powell vào ngày 1/10 cho biết, ngân hàng trung ương sẽ giảm lãi suất "dần dần", nhưng cảnh báo rằng không có lộ trình rõ ràng. Lãi suất cho vay cơ bản, dùng để tính các khoản vay tiêu dùng và doanh nghiệp, đã giảm 50 bps xuống còn 8%, nhưng vẫn cao hơn nhiều so với mức 3% vào đầu năm 2022.

Chuyên gia kinh tế trưởng Mark Zandi từ Moody’s Analytics nhận định: “Fed cần tiếp tục cắt giảm lãi suất trong thời gian tới. Nếu không, lợi suất trái phiếu và các loại suất khác sẽ tăng trở lại, và thị trường chứng khoán sẽ có nguy cơ bị điều chỉnh mạnh.”

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Kinh tế Mỹ: Liệu có thật sự 'yên bình' hay sắp đối mặt khủng hoảng?
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Kinh tế Mỹ: Liệu có thật sự 'yên bình' hay sắp đối mặt khủng hoảng?

Trong khi thế giới tài chính vẫn tập trung cao độ vào một cuộc khủng hoảng địa chính trị — cuộc chiến thương mại — thì ở châu Á, hai điểm nóng khác cũng đang leo thang. Trung Quốc gia tăng khiêu khích Philippines trên Biển Đông, còn căng thẳng giữa Ấn Độ và Pakistan lại bùng lên sau các vụ đụng độ ở Kashmir.
Nền kinh tế Nga đang chậm lại: Những nguyên nhân đằng sau sự thay đổi
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Nền kinh tế Nga đang chậm lại: Những nguyên nhân đằng sau sự thay đổi

Sau ba năm tăng trưởng mạnh mẽ, nền kinh tế Nga đang chứng kiến sự suy giảm đáng kể, chủ yếu do quá trình chuyển đổi cấu trúc, chính sách tiền tệ thắt chặt và những biến động từ môi trường bên ngoài. Mặc dù chiến lược quân sự hóa và lãi suất cao góp phần làm chậm lạm phát, sự giảm giá dầu và căng thẳng thương mại toàn cầu đã ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế.
Thuế quan chồng chéo đè nặng lên vai doanh nghiệp nước ngoài tại Trung Quốc trong bối cảnh căng thẳng thương mại kéo dài
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Thuế quan chồng chéo đè nặng lên vai doanh nghiệp nước ngoài tại Trung Quốc trong bối cảnh căng thẳng thương mại kéo dài

Hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất nước ngoài đang hoạt động trên lãnh thổ Trung Quốc phải chịu gánh nặng thuế quan lên đến 125% khi nhập khẩu linh kiện và tiếp theo là 145% khi xuất khẩu sản phẩm sang Hoa Kỳ, trong bối cảnh cuộc chiến thương mại do Tổng thống Donald Trump khởi xướng đang gây tổn hại nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh của họ.
S&P cảnh báo rủi ro đối với xếp hạng AAA của Australia từ các cam kết tranh cử
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

S&P cảnh báo rủi ro đối với xếp hạng AAA của Australia từ các cam kết tranh cử

S&P Global Ratings cảnh báo rủi ro đối với hạng tín nhiệm AAA của Australia nếu thâm hụt ngân sách và nợ công gia tăng do các cam kết chi tiêu tranh cử. Cán cân tài khóa dự kiến sẽ quay trở lại thâm hụt từ năm tài khóa 2025, trong bối cảnh chi tiêu công và nghĩa vụ tài chính của các bang gia tăng. Australia hiện nằm trong nhóm ít quốc gia duy trì xếp hạng AAA từ cả ba tổ chức tín nhiệm lớn.
Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung đang làm thay đổi cục diện chuỗi cung ứng toàn cầu
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung đang làm thay đổi cục diện chuỗi cung ứng toàn cầu

Chính sách thuế quan mới do Tổng thống Donald Trump ban hành đã gây xáo trộn Washington và Phố Wall trong gần một tháng qua. Nếu tình trạng căng thẳng thương mại này tiếp tục kéo dài, những tác động tiếp theo sẽ không chỉ dừng lại ở tầm vĩ mô mà còn trực tiếp ảnh hưởng đến đời sống của mỗi gia đình Hoa Kỳ.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ