Cập nhật bộ dữ liệu cao tần của Mỹ: Chặng đường phục hồi còn nhiều "gian truân"

Cập nhật bộ dữ liệu cao tần của Mỹ: Chặng đường phục hồi còn nhiều "gian truân"

Tú Đỗ

Tú Đỗ

Senior Economic Analyst

11:38 18/08/2020

Tốc độ và cường độ của cuộc khủng hoảng Covid cũng như quá trình phục hồi sau đó đã khiến cho rất nhiều những chỉ báo kinh tế truyền thống bị lỗi thời ngay từ khi chưa được công bố, nhường chỗ cho các dữ liệu cao tần

Những dữ liệu mới nhất từ Bloomberg đang ủng hộ cho quan điểm rằng hoạt động kinh tế đã dần mất đà sau giai đoạn phục hồi mạnh mẽ ban đầu.

Số lượng ca nhiễm mới đã tăng ròng thêm khoảng 371 nghìn người trong tuần trước, tuần giảm thứ 3 liên tiếp. Sự gia tăng đó dường như đánh đổi bằng mức độ di chuyển của người dân, khi chỉ báo đo lường hoạt động trên đã gần như đi ngang kể từ đầu tháng 7.

Số ca nhiễm mới gia tăng nhanh chóng và mùa tựu trường sắp tới sẽ mang đến những rủi ro độc nhất đối với hoạt động kinh tế. Trì hoãn trong việc thi hành các sắc lệnh kích thích kinh tế hay Quốc hội Mỹ tiếp tục thất bại trong việc đạt thỏa thuận chung sẽ kéo giảm đà phục hồi kinh tế, làm giảm đi tác động tích cực từ một số chỉ số dữ liệu cao tần.

Bảng dữ liệu cao tần của Hoa Kỳ. Nguồn: Bloomberg

Cụ thể:

  • Lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu đã giảm mạnh trong 2 tuần liên tiếp. Tuy vậy, thị trường lao động sẽ vẫn còn một chặng đường rất dài để trở lại trạng thái “khỏe mạnh”. Sự sụt giảm của số lượng việc làm là tương đương với mức thấp nhất trong giai đoạn khủng hoảng sau Thế chiến thứ nhất.
  • Chỉ số Hài lòng của người tiêu dùng do Bloomberg thống kê đã giảm trong tuần trước. Sự bế tắc về chính sách tại Washington đã khiến cho nhiều người Mỹ tiếp tục ở trong tình cảnh khó khăn về mặt tài chính.
  • Chỉ số doanh thu Johnson Redbook tại các cửa hàng được cải thiện, nhưng vẫn giảm khoảng -3.4% so với cùng kỳ năm trước. Mùa tựu trường sắp tới sẽ là một thử thách lớn cho các nhà bán lẻ bởi sự gia tăng của số ca nhiễm sẽ khiến nhiều trường học trên toàn quốc buộc phải đóng cửa các lớp học thông thường.
  • Dữ liệu từ OpenTable, một phần mềm đặt bàn nhà hàng, cho thấy sự cải thiện nhỏ trong tuần trước, nhưng vẫn đi ngang so với cuối tháng 6.
  • Nhu cầu thế chấp giảm nhẹ tuần trước, nhưng vẫn duy trì ở mức khá cao, thúc đẩy bởi lãi suất thấp và những thay đổi về xu hướng lựa chọn nơi ở do dịch bệnh. Dòng dịch chuyển dân số từ các thành phố lớn về vùng ngoại ô, do lo ngại về dịch bệnh và xu hướng làm việc tại nhà, đã thúc đẩy nhu cầu đối với nhà ở riêng. Tuy vậy, nhu cầu trong khu vực này có thể sớm chững lại do tỷ lệ thất nghiệp duy trì ở mức cao.
  • Xu hướng gia tăng của nhu cầu sử dụng phương tiện công cộng cũng chững lại trong tháng qua ở mức bằng 1 nửa so với trước đại dịch, theo như Chỉ số di chuyển công cộng Moovit tại thành phố New York, Los Angeles, và Chicago.
  • Lưu lượng máy bay thương mại cũng đi ngang trong tuần trước, duy trì ở mức khoảng 28% so với mức 2.5 triệu lượt bay cùng kỳ năm trước.
  • Nhu cầu tiêu thụ điện giảm tuần trước. Nhu cầu của các hộ gia đình gia tăng, trong khi đó tại một số vùng ghi nhận nhu cầu yếu ớt của hoạt động thương mại và công nghiệp.
  • Số lượng các giếng dầu đang hoạt động duy trì ở mức thấp hơn nhiều so với mức đầu tháng 1. Giá dầu mỏ đã phục hồi gần đây do lực cầu cải thiện nhẹ, tuy nhiên lượng hàng tồn kho vẫn đang ở mức cao và vẫn đang vắt kiệt lợi nhuận của các công ty.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Bắc Kinh chuẩn bị kích thích kinh tế khi tăng trưởng suy yếu và áp lực từ Mỹ gia tăng
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Bắc Kinh chuẩn bị kích thích kinh tế khi tăng trưởng suy yếu và áp lực từ Mỹ gia tăng

Bộ Chính trị Trung Quốc dự kiến nhóm họp cuối tháng này để đánh giá triển vọng kinh tế và khả năng đẩy nhanh thực thi các biện pháp hỗ trợ. Tăng trưởng quý II được dự báo suy yếu do ảnh hưởng từ thuế quan Mỹ và tiêu dùng giảm tốc. Giới phân tích cho rằng Bắc Kinh có thể mở rộng kích thích để giữ vững mục tiêu tăng trưởng khoảng 5% trong năm nay.
IMF: Châu Á có thể cắt giảm lãi suất để ứng phó cú sốc thuế quan từ Mỹ
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

IMF: Châu Á có thể cắt giảm lãi suất để ứng phó cú sốc thuế quan từ Mỹ

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết các ngân hàng trung ương ở châu Á hiện có dư địa để hạ lãi suất, nhằm hỗ trợ nhu cầu trong nước và giảm bớt tác động từ căng thẳng thương mại toàn cầu, trong bối cảnh khu vực này có nền tảng vững chắc hơn nhiều so với thời kỳ khủng hoảng tài chính châu Á.
Ông Trump 'lạm quyền' sa thải hai ủy viên FTC, nguy cơ mở ra 'kẽ hở chính trị' trong các cơ quan giám sát độc lập
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Ông Trump 'lạm quyền' sa thải hai ủy viên FTC, nguy cơ mở ra 'kẽ hở chính trị' trong các cơ quan giám sát độc lập

Hai ủy viên của Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) đang kiện chính quyền Tổng thống Donald Trump sau khi bị bất ngờ sa thải dù nhiệm kỳ chưa kết thúc. Nhưng đây không chỉ là câu chuyện cá nhân – theo họ, đây là dấu hiệu cảnh báo nghiêm trọng cho tương lai của nền kinh tế Mỹ, nếu các cơ quan giám sát độc lập bị biến thành công cụ chính trị.
Nhật Bản không đề cập đến mục tiêu tỷ giá trong cuộc gặp với ông Bessent
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Nhật Bản không đề cập đến mục tiêu tỷ giá trong cuộc gặp với ông Bessent

Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Katsunobu Kato xác nhận rằng vấn đề mục tiêu tỷ giá hối đoái cụ thể hoàn toàn không được đề cập trong cuộc hội đàm hôm thứ Năm với Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Scott Bessent, mặc dù ông đã kiên quyết thúc giục phía Mỹ xem xét lại các biện pháp thuế quan.
Cấm công nghệ Trung Quốc, Mỹ có đang "gậy ông đập lưng ông"?
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Cấm công nghệ Trung Quốc, Mỹ có đang "gậy ông đập lưng ông"?

Tháng 5/2019, Bộ Thương mại Mỹ đưa Huawei và 68 công ty liên kết vào "Danh sách công ty bị kiểm soát", hạn chế nghiêm ngặt quyền tiếp cận công nghệ Mỹ. Lo ngại kéo dài hơn 20 năm về nguy cơ gián điệp và phá hoại từ Huawei đã được đẩy lên cao trào trong kỷ nguyên 5G, khi ngày càng nhiều thiết bị và hạ tầng quan trọng kết nối qua phần cứng của hãng này. Không dừng ở biện pháp trong nước, Mỹ còn phát động chiến dịch toàn cầu nhằm thuyết phục các quốc gia khác loại bỏ Huawei khỏi hệ thống của họ.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ