Các bạn muốn mua GBP? Các bạn nghĩ là Brexit đã ổn? Chờ chút đã

Các bạn muốn mua GBP? Các bạn nghĩ là Brexit đã ổn? Chờ chút đã

10:48 29/02/2020

Tháng 3, Anh và EU sẽ quay trở lại bàn đàm phán. Với rất nhiều vấn đề cần giải quyết và chủ nghĩa bảo hộ mà cả hai bên đều muốn áp đặt, đây sẽ là một cuộc đàm phán khó khăn.

Thị trường tuần qua đã chứng kiến đồng Bảng chạm mức 1.30 vào thứ ba. Xu hướng tăng đã trở lại sau sự kết hợp của các sự kiện.

Thứ nhất, sự suy yếu của USD xuất phát từ sự thay đổi trong chính sách tiền tệ theo hướng có lợi cho Bảng Anh đã hỗ trợ cho sự tăng giá của GBP. Thứ hai là các điều khoản đàm phán mà các quốc gia thành viên EU đã hoàn tất vào ngày 25. Đó không phải là điều khoản cuối cùng mà chỉ là nhưng mong muốn hình thành một thỏa thuận đầy tham vọng, nhưng chỉ nhiêu đó cũng đã đủ để gây ấn tượng với thị trường.

EU và Vương quốc Anh dự kiến ​​sẽ bắt đầu đàm phán một thỏa thuận thương mại vào tuần tới. Mặc dù GBP được hỗ trợ sớm, chúng tôi vẫn có một mức độ e ngại lớn. Giai đoạn chuyển tiếp của Vương quốc Anh kết thúc vào ngày 31 tháng 12, và vào thời điểm đó, Anh sẽ ra đi một mình, có hoặc không có đối tác thương mại EU.

Các vấn đề còn tồn tại là gì?

Không có gì đáng ngạc nhiên, các vấn đề chính vẫn còn. Những vấn đề này tiếp tục tồn tại bất chấp cuộc họp của Anh và EU trong hơn 3 năm.

Cuối cùng, Johnson và sự trở lại của Đảng Bảo thủ buộc quốc hội phải thông qua Dự luật rút khỏi EU và chính thức hóa việc ly hôn của Anh với EU.

Vì vậy, với việc Anh và EU còn 10 tháng để đạt được thỏa thuận thương mại, chính phủ Anh đang tìm kiếm những điều sau đây:

  • Từ bỏ các cam kết được thực hiện vào tháng 10 trong tuyên bố chính trị EU-Anh đi kèm với Dự luật rút khỏi EU.
  • Cuối cùng, chính phủ Anh muốn hoàn toàn tách khỏi, không còn các quy tắc và quy định của EU. Điều mà chính phủ Anh sẽ không chấp nhận là bất kỳ ràng buộc theo bất kỳ luật pháp EU nào.
  • Thỏa thuận thương mại toàn diện dưới dạng tương tự như thỏa thuận Canada được bổ sung bởi cơ quan thực thi pháp luật thủy sản.
  • Hợp tác tư pháp được xác định trước trong các vấn đề hình sự, cũng như vận chuyển và năng lượng.
  • Các vấn đề về thủy sản đã là tâm điểm thậm chí trước khi các cuộc đàm phán bắt đầu. Đối với những người đã bỏ phiếu rời khỏi EU, có thể hơi đáng lo lắng khi biết rằng EU muốn tiếp tục khai thác vùng biển của Anh. Khả năng nhượng bộ của EU ở đây có thể là các cuộc đàm phán hàng năm để thống nhất cơ chế các tàu của EU tiếp tục được khai thác.

Các điểm chính khác để đàm phán bao gồm, nhưng không giới hạn ở:

  • Trợ cấp / trợ cấp nhà nước
  • Quyền của người lao động
  • Thuế quan truy cập miễn phí vào thị trường EU
  • Rào cản hải quan tối thiểu.
  • Các dịch vụ tài chính

Vậy cuối cùng còn bao nhiêu thời gian?

Khi mọi thứ ổn định, Anh và EU có thời gian đến tháng 6 đề đồng ý về một dự thảo hiệp định thương mại.

Dự thảo này sau đó sẽ cần phải được hoàn thành trước tháng 9, điều này nghĩa là hai bên chỉ có 7 tháng.

Khi đánh giá cuộc trò chuyện giữa Macron và các quan chức chính phủ cao cấp của Pháp, chúng tôi nhận thấy ưu tiên của họ sẽ là ngăn chặn tiến trình. Giải pháp thay thế sẽ là buộc Anh vào luật pháp EU, điều này rõ ràng là không thể chấp nhận đối với Anh.

Với Angela Merkel trên đường rời khỏi nhiệm sở, Macron đang cạnh tranh để trở thành tiếng nói của châu Âu. Hạ bệ chính phủ Anh và khiến Anh phải vật lộn với các điều khoản thương mại của WTO sẽ là một thành tích lớn của Macron. Trong khi đó, Thủ tướng Anh Johnson lại cố gắng ngăn chặn các khả năng để giai đoạn chuyển tiếp có thể kéo dài.

Khi xem xét các vấn đề này, ngay cả những người lạc quan cũng có thể đánh giá con đường phía trước còn nhiều khó khăn.

Vì lý do đó, đồng Bảng sẽ còn biến động lớn. Ít nhất là đến hết quý 3.

Theo như Chính phủ Anh dự tính, nếu không đạt được tiến bộ vào tháng 6 thì chính phủ sẽ rời bàn đàm phán. Điều đó có nghĩa là một Brexit cứng không có thỏa thuận mà các thị trường lo ngại kể từ thời điểm kết quả trưng cầu dân ý ở EU.

Được rồi, vậy thì tiếp theo là gì?

Anh và EU gặp nhau vào tuần tới để mọi thứ diễn ra và ở đó có khả năng sẽ có rất nhiều cuộc trò chuyện. EU phải tỏ ra mạnh mẽ, có thể bảo vệ quyền của các quốc gia thành viên còn lại. Không đạt được điều này sẽ làm tăng khả năng khối EU tan rã. Không ngạc nhiên khi Macron chọn lập trường cứng rắn về Brexit. Và cũng sẽ không ngạc nhiên nếu ông ta duy trì vị thế đó cho đến khi câu chuyện kết thúc cay đắng. Rốt cuộc, Macron không muốn trở thành tiếng nói của một châu Âu bị tan rã và theo chủ nghĩa bảo hộ.

Cuối cùng, với những trader yêu đồng Bảng

Chúng tôi cho rằng những biến động trong vài năm qua sẽ tiếp diễn kéo dài.

Tin tốt, cho đến nay, là các chỉ số kinh tế đã cho thấy sự cải thiện trong điều kiện kinh tế. Tuy nhiên, tất cả những điều này đều phù hợp với dự báo hậu Brexit của BoE, và dự báo này cho thấy sự chậm lại sắp tới.

Và nếu xét tất cả những điều này trong bối cảnh ảnh hưởng của coronavirus đối với nền kinh tế toàn cầu, thì triển vọng sẽ khá u ám.

Macron có khả năng đóng cửa đường hầm qua eo biển Manche trong trường hợp không có thỏa thuận cho giai đoạn chuyển tiếp không? Ở phía ngược lại, có lẽ là Johnson sẽ dám làm điều đó nếu coronavirus tiếp tục lây lan từ Italia qua Pháp

Tại thời điểm viết bài, Bảng Anh đã giảm xuống còn 1.282. Với việc trở về mức dưới $1.29, Bảng Anh đã giảm 2.5% cho tháng hiện tại. Hãy cứ chờ đợi mức 1.25 nếu hiện thực trở nên rõ ràng một cách đau đớn rằng các cuộc đàm phán sẽ không đi đến đâu.

(tổng hợp theo fxempire)

Broker listing

Cùng chuyên mục

Áp lực kép đè nặng lên USD: Thâm hụt, dòng vốn và kỳ vọng tăng trưởng
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Áp lực kép đè nặng lên USD: Thâm hụt, dòng vốn và kỳ vọng tăng trưởng

Đồng USD đang đối mặt với áp lực suy yếu khi định giá vẫn ở mức cao bất thường, trong khi dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Mỹ có dấu hiệu chững lại. Thâm hụt tài khoản vãng lai lớn cùng kỳ vọng tăng trưởng kinh tế Mỹ giảm sút đang khiến đồng tiền này dễ tổn thương hơn. Nếu xu hướng này tiếp diễn, USD có thể bước vào một chu kỳ điều chỉnh sâu như từng thấy trong quá khứ.
Thị trường Mỹ có vẻ đã có đáy, nhưng quá trình phục hồi sẽ mất khá nhiều thời gian
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Thị trường Mỹ có vẻ đã có đáy, nhưng quá trình phục hồi sẽ mất khá nhiều thời gian

Sau cú sốc thuế quan bất ngờ từ Nhà Trắng hồi đầu tháng 4, thị trường tài chính Mỹ chao đảo trong làn sóng bất định và hoảng loạn. Tuy nhiên, những dấu hiệu mới đây cho thấy thời điểm tồi tệ nhất có thể đã qua. Khi chính quyền bắt đầu thúc đẩy đàm phán thương mại và các chỉ báo rủi ro như VIX hay bất định chính sách dần hạ nhiệt, nhà đầu tư kỳ vọng vào một giai đoạn ổn định hơn phía trước. Dẫu vậy, lịch sử nhấn mạnh: sự phục hồi sẽ không đến nhanh chóng, mà là cả một quá trình dò đáy chậm rãi và nhiều thử thách.
Thuế vi mạch: Giải pháp hay gánh nặng cho nền kinh tế Mỹ?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Thuế vi mạch: Giải pháp hay gánh nặng cho nền kinh tế Mỹ?

Chính phủ Mỹ đang xem xét áp thuế đối với vi mạch nhập khẩu, một bước đi có thể làm thay đổi toàn bộ chuỗi cung ứng thiết bị điện tử. Tuy nhiên, việc này không chỉ tác động đến giá thành của các sản phẩm công nghệ, mà còn có thể dẫn đến những hệ quả không ngờ, từ việc chuyển dịch sản xuất ra nước ngoài cho đến ảnh hưởng đến sự tự cung tự cấp trong ngành công nghiệp vi mạch. Liệu thuế vi mạch có thực sự giải quyết được những vấn đề lớn như cạnh tranh với Trung Quốc và gia tăng sản xuất trong nước, hay chỉ đơn giản là một chiêu thức để đối phó với những thách thức toàn cầu hóa?
Đồng USD suy yếu: Mối nguy hiểm đối với lợi nhuận doanh nghiệp toàn cầu
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Đồng USD suy yếu: Mối nguy hiểm đối với lợi nhuận doanh nghiệp toàn cầu

Sự suy yếu của đồng bạc xanh và các chính sách thương mại của Tổng thống Donald Trump đang dấy lên lo ngại lớn đối với lợi nhuận của các công ty, đặc biệt là tại châu Âu. Việc đồng bạc xanh rớt xuống mức thấp nhất trong nhiều năm đã khiến các công ty xuất khẩu bị ảnh hưởng nặng nề, khi lợi nhuận từ thị trường Mỹ bị suy giảm khi chuyển đổi về các đồng tiền khác. Trong bối cảnh này, các chiến lược gia và nhà đầu tư đang tìm kiếm giải pháp cho những rủi ro mới, đặc biệt là trong mùa báo cáo lợi nhuận sắp tới.
Thị trường Mỹ giữa ngã ba đường: Phá đỉnh hay rơi về vực sâu?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Thị trường Mỹ giữa ngã ba đường: Phá đỉnh hay rơi về vực sâu?

Thị trường tài chính Mỹ đang rơi vào trạng thái lửng lơ khó đoán, ngay cả những ngưỡng kỹ thuật quen thuộc cũng mất đi ý nghĩa vốn có. Chỉ số S&P 500 chật vật trước mốc 5,450 như thể bị một bàn tay vô hình chặn lại, trong khi lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm dù có lúc sụt sâu vẫn ngoan cố bật lại quanh vùng 4.25%. Phải chăng thị trường đang chuẩn bị cho một cú rẽ lớn?
Khi nào căng thẳng thương mại Mỹ - Trung thực sự được giải quyết?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Khi nào căng thẳng thương mại Mỹ - Trung thực sự được giải quyết?

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đều nhận thấy lợi ích chiến lược khi trở lại bàn đàm phán thương mại. Mức thuế bổ sung 145% mà chính quyền Washington áp dụng đối với nhiều mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, cùng với mức thuế đáp trả 125% từ phía Bắc Kinh, đều không thể duy trì lâu dài.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ