Còn quá sớm để vui mừng với những kết quả của chỉ số flash PMI về dịch vụ ở Đức và Pháp, dù các quả tốt hơn dự báo. Sự gia tăng của các chỉ số tâm lý thị trường phản ánh những dự kiến dỡ bỏ các lệnh đóng cửa vào đầu tháng 5. Chỉ báo cho thấy điểm cân bằng sẽ bền vững và ổn định hơn so với những điểm hung phấn ở mức cao.
Chỉ số PMI của Pháp về dịch vụ và sản xuất gây ngạc nhiên khi xuất hiện xu hướng tăng, bật lên sau những mức thấp kỷ lục. Các ngành dịch vụ phụ thuộc vào lượng khách hàng sử dụng đạt mức 29.4 so với mức kỳ vọng là 28.0
Sự tăng vọt của chỉ số PMI lĩnh vực dịch vụ ở Đức còn đáng khích lệ hơn, khi bật lên từ mức thấp kỷ lục 16.2 đến 31.4, cao hơn mức kỳ vọng 26.0, cho dù những tiềm ẩn về suy thoái vẫn nằm sâu trong lãnh thổ nước Đức.
Tuy nhiên mức 36.8 của chỉ số PMI về sản xuất tại Đức không tốt như kỳ vọng. Và những ý kiến đi kèm sau khi chỉ số này được công bố gây nên tâm trạng thất vọng cho các nhà đầu tư, dấy lên những quan ngại về triển vọng dài hạn của ngành này.
Chỉ số sản xuất của Đức phản ánh sự sụt giảm sản lượng đầu ra đã chậm hơn và những đơn đặt hàng mới trong tương lai có xu hướng tăng. Tuy nhiên những kỳ vọng này bị chặn lại bởi sự suy giảm mạnh mẽ của số lượng việc làm và hàng tồn kho. Số liệu về gián đoạn thời gian vận chuyển của nhà cung cấp cũng dần chìm vào lãng quên.
Đồng Euro rơi khỏi mức đỉnh do lợi suất trái phiếu Đức đi ngang. Dữ liệu phản ánh rằng còn quá sớm để đưa ra kết luận về “hình dạng” của phục hồi kinh tế. Các dữ liệu cho thấy nền kinh tế đang chạm đáy, tuy nhiên việc thúc đẩy phục hồi trở lại như thời kỳ trước dịch bệnh có thành công hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào người tiêu dùng – và các chỉ báo về niềm tin người tiêu dùng vẫn cho thấy mức độ nghi ngờ nhất định.
Hai ủy viên của Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) đang kiện chính quyền Tổng thống Donald Trump sau khi bị bất ngờ sa thải dù nhiệm kỳ chưa kết thúc. Nhưng đây không chỉ là câu chuyện cá nhân – theo họ, đây là dấu hiệu cảnh báo nghiêm trọng cho tương lai của nền kinh tế Mỹ, nếu các cơ quan giám sát độc lập bị biến thành công cụ chính trị.
Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Katsunobu Kato xác nhận rằng vấn đề mục tiêu tỷ giá hối đoái cụ thể hoàn toàn không được đề cập trong cuộc hội đàm hôm thứ Năm với Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Scott Bessent, mặc dù ông đã kiên quyết thúc giục phía Mỹ xem xét lại các biện pháp thuế quan.
Theo phân tích của Viện Thuế và Chính sách Kinh tế, chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump sẽ tạo gánh nặng tài chính không cân xứng, khiến các gia đình thu nhập thấp phải gánh chịu mức tăng thuế gấp ba lần so với tầng lớp giàu có tại Hoa Kỳ.
Tháng 5/2019, Bộ Thương mại Mỹ đưa Huawei và 68 công ty liên kết vào "Danh sách công ty bị kiểm soát", hạn chế nghiêm ngặt quyền tiếp cận công nghệ Mỹ. Lo ngại kéo dài hơn 20 năm về nguy cơ gián điệp và phá hoại từ Huawei đã được đẩy lên cao trào trong kỷ nguyên 5G, khi ngày càng nhiều thiết bị và hạ tầng quan trọng kết nối qua phần cứng của hãng này. Không dừng ở biện pháp trong nước, Mỹ còn phát động chiến dịch toàn cầu nhằm thuyết phục các quốc gia khác loại bỏ Huawei khỏi hệ thống của họ.
Thị trường chứng khoán châu Á mở cửa trong sắc xanh tại phiên giao dịch thứ Sáu, tiếp đà tăng điểm của Phố Wall - nơi nhà đầu tư lạc quan về khả năng Fed sẽ hạ lãi suất sớm hơn dự kiến, cùng với báo cáo tài chính khả quan từ Alphabet.
Trong khi Tổng thống Donald Trump tiếp tục triển khai các chính sách thuế quan thiếu nhất quán, Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent vẫn ra sức giải thích mọi bước ngoặt như thể đều nằm trong tính toán. Nhưng với phần còn lại của thế giới, nỗ lực đó chỉ khiến chính quyền Mỹ trông thêm lúng túng. Các quan chức Nhà Trắng đang chạy đôn chạy đáo khắp nơi để đàm phán hàng loạt hiệp định thương mại trong bối cảnh thị trường tài chính đầy bất ổn – và họ muốn thế giới tin rằng đây là một chiến lược bài bản?
Những biến động mạnh gần đây trên thị trường chứng khoán Mỹ - chủ yếu do những thay đổi đột ngột trong chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump - đã khiến nhiều nhà đầu tư tại Phố Wall tỏ ra bối rối.
Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent đã phân tích chiến lược thương mại đầy biến động của Nhà Trắng như một phương án hợp lý, theo đó Hoa Kỳ sẽ đàm phán thương mại công bằng hơn với các quốc gia đồng minh, sau đó liên kết họ tạo áp lực buộc Trung Quốc nhượng bộ.