Bitcoin có thể giảm xuống 77,000 USD nhưng chu kỳ tăng giá vẫn tiếp diễn trong 2025, CEO CryptoQuant nhận định

Bitcoin có thể giảm xuống 77,000 USD nhưng chu kỳ tăng giá vẫn tiếp diễn trong 2025, CEO CryptoQuant nhận định

Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

16:47 19/02/2025

Trong bối cảnh Bitcoin (BTC) đang trải qua giai đoạn đi ngang và chưa thể bứt phá mốc 100,000 USD, CEO CryptoQuant, Ki Young Ju, cho rằng thị trường vẫn đang trong chu kỳ tăng giá và một đợt điều chỉnh giảm tới 30% vẫn nằm trong giới hạn bình thường của các chu kỳ trước.

Mặc dù Bitcoin chưa thể duy trì đà tăng mạnh mẽ kể từ đầu năm, nhưng theo Ki Young Ju, xu hướng tăng vẫn sẽ tiếp tục trong thời gian tới.

“Tôi không nghĩ rằng Bitcoin sẽ bước vào thị trường gấu trong năm nay,” Ki nhận định trong một loạt bài đăng trên mạng xã hội X ngày 19/2. Ông phân tích dựa trên mức giá trung bình mà các nhóm nhà đầu tư Bitcoin đã mua vào.

“Chúng ta vẫn đang trong chu kỳ tăng giá. Dù giá có thể biến động trong phạm vi rộng, nhưng xu hướng chung vẫn là đi lên. Cá nhân tôi tin rằng ngay cả khi Bitcoin giảm 30% từ đỉnh cao nhất (tức từ 110,000 USD xuống 77,000 USD), thì xu hướng tăng giá vẫn không bị phá vỡ, vì điều này đã xảy ra trong các chu kỳ trước.”

Một mức sụt giảm xuống 77,000 USD sẽ không làm mất đi đà tăng giá dài hạn, bởi đây vẫn là vùng giá cao hơn đỉnh của chu kỳ trước. Nhiều nhà giao dịch thậm chí coi đây là một mức hỗ trợ quan trọng, giúp củng cố nền tảng vững chắc cho thị trường.

Ki Young Ju cũng chỉ ra một số mức giá mua vào trung bình quan trọng của các nhóm nhà đầu tư lớn. Cụ thể, mức giá trung bình mà các nhà đầu tư quỹ ETF Bitcoin giao ngay tại Hoa Kỳ mua vào là 89,000 USD. Đây là ngưỡng hỗ trợ quan trọng từ tháng 11/2023 đến nay, và có thể đóng vai trò là điểm đảo chiều trong trường hợp thị trường điều chỉnh.

Theo dữ liệu từ Cointelegraph, các “cá voi” Bitcoin – những nhà đầu tư nắm giữ lượng BTC lớn – cũng có mức mua vào trung bình tương tự. Điều này càng củng cố tầm quan trọng của vùng giá 89,000 USD như một ngưỡng hỗ trợ mạnh.

Trong khi đó, trên sàn giao dịch Binance, mức giá trung bình mà nhà đầu tư cá nhân đạt điểm hòa vốn là 59,000 USD, thấp hơn đáng kể so với các tổ chức lớn.

Ở mức giá 57,000 USD, các công ty khai thác Bitcoin bắt đầu chịu lỗ.

Theo Ki, “việc Bitcoin rơi xuống dưới ngưỡng này trong các lần sụt giảm trước (tháng 5/2022, tháng 3/2020, tháng 11/2018) đều là tín hiệu xác nhận thị trường gấu.” Nếu điều đó xảy ra, Bitcoin có thể bước vào một giai đoạn suy thoái kéo dài thay vì chỉ là một đợt điều chỉnh thông thường.

Ngoài nhận định về khả năng điều chỉnh ngắn hạn, CryptoQuant cũng nhấn mạnh rằng Bitcoin vẫn còn tiềm năng tăng trưởng trong chu kỳ này. Nhà phân tích Timo Oinonen của CryptoQuant cho rằng đà tăng vẫn chưa hoàn tất.

Trong một báo cáo nhanh ngày 17/2, Oinonen chỉ ra rằng kể từ sự kiện Halving vào tháng 4/2024 – khi phần thưởng khối cho thợ đào bị cắt giảm – giá BTC/USD mới chỉ tăng khoảng 60%. Đây là mức tăng tương đối khiêm tốn so với các chu kỳ trước.

“Mặc dù Bitcoin đang trong chu kỳ Halving, tôi dự đoán thị trường có thể chứng kiến hiệu ứng ‘Sell in May’ (bán tháo vào tháng 5), sau đó là một mùa hè biến động đi ngang, và cuối cùng là sự bứt phá vào quý IV. Xu hướng tăng giá mạnh mẽ vào quý IV đã liên tục lặp lại trong các năm 2013, 2016, 2017, 2020, 2021, 2023 và 2024,” Oinonen đánh giá.

Nhà phân tích này cũng cảnh báo rằng, nếu có một đợt điều chỉnh sâu hơn, thì nó có thể kéo dài trong nhiều tháng hoặc thậm chí lên đến một năm. Tuy nhiên, theo dữ liệu lịch sử, Bitcoin vẫn có khả năng đạt mức giá cao hơn trong giai đoạn cuối năm.

Với bối cảnh hiện tại, Bitcoin vẫn đang trong chu kỳ tăng giá và chưa có dấu hiệu xác nhận một thị trường gấu thực sự. Tuy nhiên, việc điều chỉnh trong phạm vi 30% là hoàn toàn có thể xảy ra, và thị trường sẽ cần thời gian để củng cố nền tảng trước khi tiến tới các mức cao mới.

Cointelegraph

Broker listing

Cùng chuyên mục

Áp lực kép đè nặng lên USD: Thâm hụt, dòng vốn và kỳ vọng tăng trưởng
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Áp lực kép đè nặng lên USD: Thâm hụt, dòng vốn và kỳ vọng tăng trưởng

Đồng USD đang đối mặt với áp lực suy yếu khi định giá vẫn ở mức cao bất thường, trong khi dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Mỹ có dấu hiệu chững lại. Thâm hụt tài khoản vãng lai lớn cùng kỳ vọng tăng trưởng kinh tế Mỹ giảm sút đang khiến đồng tiền này dễ tổn thương hơn. Nếu xu hướng này tiếp diễn, USD có thể bước vào một chu kỳ điều chỉnh sâu như từng thấy trong quá khứ.
Thị trường Mỹ có vẻ đã có đáy, nhưng quá trình phục hồi sẽ mất khá nhiều thời gian
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Thị trường Mỹ có vẻ đã có đáy, nhưng quá trình phục hồi sẽ mất khá nhiều thời gian

Sau cú sốc thuế quan bất ngờ từ Nhà Trắng hồi đầu tháng 4, thị trường tài chính Mỹ chao đảo trong làn sóng bất định và hoảng loạn. Tuy nhiên, những dấu hiệu mới đây cho thấy thời điểm tồi tệ nhất có thể đã qua. Khi chính quyền bắt đầu thúc đẩy đàm phán thương mại và các chỉ báo rủi ro như VIX hay bất định chính sách dần hạ nhiệt, nhà đầu tư kỳ vọng vào một giai đoạn ổn định hơn phía trước. Dẫu vậy, lịch sử nhấn mạnh: sự phục hồi sẽ không đến nhanh chóng, mà là cả một quá trình dò đáy chậm rãi và nhiều thử thách.
Thuế vi mạch: Giải pháp hay gánh nặng cho nền kinh tế Mỹ?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Thuế vi mạch: Giải pháp hay gánh nặng cho nền kinh tế Mỹ?

Chính phủ Mỹ đang xem xét áp thuế đối với vi mạch nhập khẩu, một bước đi có thể làm thay đổi toàn bộ chuỗi cung ứng thiết bị điện tử. Tuy nhiên, việc này không chỉ tác động đến giá thành của các sản phẩm công nghệ, mà còn có thể dẫn đến những hệ quả không ngờ, từ việc chuyển dịch sản xuất ra nước ngoài cho đến ảnh hưởng đến sự tự cung tự cấp trong ngành công nghiệp vi mạch. Liệu thuế vi mạch có thực sự giải quyết được những vấn đề lớn như cạnh tranh với Trung Quốc và gia tăng sản xuất trong nước, hay chỉ đơn giản là một chiêu thức để đối phó với những thách thức toàn cầu hóa?
Đồng USD suy yếu: Mối nguy hiểm đối với lợi nhuận doanh nghiệp toàn cầu
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Đồng USD suy yếu: Mối nguy hiểm đối với lợi nhuận doanh nghiệp toàn cầu

Sự suy yếu của đồng bạc xanh và các chính sách thương mại của Tổng thống Donald Trump đang dấy lên lo ngại lớn đối với lợi nhuận của các công ty, đặc biệt là tại châu Âu. Việc đồng bạc xanh rớt xuống mức thấp nhất trong nhiều năm đã khiến các công ty xuất khẩu bị ảnh hưởng nặng nề, khi lợi nhuận từ thị trường Mỹ bị suy giảm khi chuyển đổi về các đồng tiền khác. Trong bối cảnh này, các chiến lược gia và nhà đầu tư đang tìm kiếm giải pháp cho những rủi ro mới, đặc biệt là trong mùa báo cáo lợi nhuận sắp tới.
Thị trường Mỹ giữa ngã ba đường: Phá đỉnh hay rơi về vực sâu?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Thị trường Mỹ giữa ngã ba đường: Phá đỉnh hay rơi về vực sâu?

Thị trường tài chính Mỹ đang rơi vào trạng thái lửng lơ khó đoán, ngay cả những ngưỡng kỹ thuật quen thuộc cũng mất đi ý nghĩa vốn có. Chỉ số S&P 500 chật vật trước mốc 5,450 như thể bị một bàn tay vô hình chặn lại, trong khi lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm dù có lúc sụt sâu vẫn ngoan cố bật lại quanh vùng 4.25%. Phải chăng thị trường đang chuẩn bị cho một cú rẽ lớn?
Khi nào căng thẳng thương mại Mỹ - Trung thực sự được giải quyết?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Khi nào căng thẳng thương mại Mỹ - Trung thực sự được giải quyết?

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đều nhận thấy lợi ích chiến lược khi trở lại bàn đàm phán thương mại. Mức thuế bổ sung 145% mà chính quyền Washington áp dụng đối với nhiều mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, cùng với mức thuế đáp trả 125% từ phía Bắc Kinh, đều không thể duy trì lâu dài.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ