Bán mệt nghỉ! NZD/USD giảm thủng 0.6000 do kỳ vọng ngày càng tăng về việc RBNZ sớm cắt giảm lãi suất

Bán mệt nghỉ! NZD/USD giảm thủng 0.6000 do kỳ vọng ngày càng tăng về việc RBNZ sớm cắt giảm lãi suất

Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

09:01 23/07/2024

NZD/USD tiếp tục nới rộng chuỗi giảm, giao dịch dưới mốc tâm lý 0.6000 khi chỉ vừa vào phiên Á sáng thứ Ba. Kỳ vọng ngày càng tăng về việc RBNZ sớm cắt giảm lãi suất và động thái bất ngờ của PBOC đã liên tục gây áp lực lên đồng Kiwi.

NZD/USD đã giảm gần 4.0% kể từ đầu tháng 6 cho đến nay, hiện giao dịch quanh 0.5970 tại thời điểm viết bài. Kỳ vọng tăng cao rằng RBNZ sẽ cắt giảm lãi suất sớm hơn dự kiến ​​đã kéo đồng Kiwi giảm sâu, được củng cố bởi chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của New Zealand hạ nhiệt trong Q2. Chưa hết, xét mức tăng theo quý, lạm phát tính theo CPI đã giảm xuống 0.4% trong Q2, từ mức 0.6% của Q1. So với cùng kỳ Q2, số liệu này đạt 3.3% so với 4.0% của kỳ trước.

Mặt khác, PBOC đã bất ngờ cắt giảm lãi suất cho vay cơ bản kỳ hạn 1 năm và 5 năm xuống 10 bps để thúc đẩy nền kinh tế vào hôm qua, trong bối cảnh GDP Q2 của Trung Quốc vừa công bố tuần trước chỉ đạt 4.7% thấp hơn nhiều mức dự báo tăng 5.1%. Cụ thể, lãi suất cơ bản khoản cho vay LPR kỳ hạn 1 năm, tức lãi suất chuẩn để tính toán cho các doanh nghiệp vay giảm từ 3.45% xuống còn 3.35%; lãi suất LPR kỳ hạn 5 năm, áp dụng cho các khoản vay thế chấp giảm xuống mức 3.85%. Động thái này đã làm suy yếu đồng Kiwi hơn nữa do Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của New Zealand cho cả xuất khẩu và nhập khẩu.

Về phía đồng USD, Chủ tịch Fed Jerome Powell lưu ý rằng ông đang trở nên lạc quan hơn về tiến trình kiểm soát lạm phát trong những tháng gần đây. Trong khi đó, Chủ tịch Fed Christopher Waller tuyên bố rằng thời điểm để hạ lãi suất chính sách đang “đến gần hơn”. Công cụ CME FedWatch cho thấy, các nhà giao dịch hiện đang đặt cược không đến 5% cho một động thái cắt giảm lãi suất vào cuộc họp tháng 7, nhưng lên đến gần 100% vào cuộc họp tháng 9.

Phân tích kỹ thuật

Dưới góc độ kỹ thuật, có thể thấy cặp tiền không có hỗ trợ mạnh nào gần vùng giao dịch hiện tại. Mặc dù chỉ báo Stochastic đã tiến rất sâu vào vùng quá bán nhưng vẫn chưa có dấu hiệu nào cho thấy sự giao cắt sắp xảy ra. Chưa kể, chỉ báo RSI cũng đang hướng xuống mạnh và chưa chạm đến vùng quá bán, nếu tính cả lực nến, khả năng cặp tiền còn có thể giảm tiếp một đoạn trước khi đảo chiều. Mục tiêu trước mắt có thể là hỗ trợ tại 0.5940, nhưng khả thi hơn là vùng 0.5900. Bên cạnh đó, vùng đáy tháng 4 quanh 0.5850 cũng là một hỗ trợ cần lưu ý. Ngược lại, cản mạnh gần nhất sẽ là 0.6050.

NZD/USD đồ thị ngày

FXStreet

Broker listing

Cùng chuyên mục

Các nhà đầu tư trái phiếu đã "ghìm cương" Trump như thế nào?
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Các nhà đầu tư trái phiếu đã "ghìm cương" Trump như thế nào?

Khi thuế quan của Trump có hiệu lực, thị trường trái phiếu Kho bạc đã lao dốc. Nhiều nhà đầu tư trái phiếu lo ngại rằng các loại thuế này sẽ đẩy nhanh lạm phát và làm giảm nhu cầu nước ngoài đối với tài sản của Hoa Kỳ, bắt đầu bán tháo để gây áp lực buộc chính quyền phải đảo ngược tình thế.
Trung Quốc "vui vẻ về nhì" trong cuộc đua AI
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Trung Quốc "vui vẻ về nhì" trong cuộc đua AI

Washington dường như quyết tâm giành thế thượng phong trong cuộc chạy đua vũ trang AI bằng bất cứ giá nào, kể cả là thiệt hại cho chính phe mình. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu Trung Quốc không cố gắng giành chiến thắng?
Giá vàng giữ vững xu hướng tăng trên $3,200 bất chấp khẩu vị rủi ro phục hồi
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Giá vàng giữ vững xu hướng tăng trên $3,200 bất chấp khẩu vị rủi ro phục hồi

Giá vàng lấy lại đà tăng tích cực khi sự bất ổn về thuế quan của Mỹ tiếp tục hỗ trợ các tài sản trú ẩn an toàn. Đặt cược vào việc Fed cắt giảm lãi suất mạnh mẽ vào năm 2025 tiếp tục khiến USD giảm giá và cũng có lợi cho cặp XAU/USD. Việc tạm hoãn thuế quan của Trump cải thiện tâm lý rủi ro toàn cầu.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ