5 biểu đồ thể hiện tâm lý Risk-on đang lan tỏa trên thị trường

5 biểu đồ thể hiện tâm lý Risk-on đang lan tỏa trên thị trường

Đỗ Duy Đạt

Đỗ Duy Đạt

Associate Manager, FX G7

15:38 25/11/2020

Chris Weston, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu tại Pepperstone Group Ltd., viết trong một lưu ý cho khách hàng hôm thứ Tư: “Các tài sản rủi ro như đang ở trên trời và các Trader không có lý do gì để đi ngược lại thị trường.”

Bộ 3 tin tức tích cực về vắc-xin, dữ liệu kinh tế Mỹ tốt hơn mong đợi và việc Biden lựa chọn Janet Yellen làm Bộ trưởng Tài chính đã làm dấy lên tâm lý lạc quan của các nhà đầu tư trên toàn cầu.

Thị trường chứng khoán toàn cầu đã tăng lên các mức kỷ lục mới, tiền mặt đang đổ vào cổ phiếu hầu hết do nền kinh tế đang mạnh lên và kỳ vọng về một thời điểm cuối năm đầy biến động đang tan biến ngay cả khi đại dịch tiếp tục hoành hành. Chỉ số MSCI AC World Index đang chuẩn bị cho tháng tăng mạnh nhất từ trước đến nay.

Dưới đây là tuyển tập các biểu đồ giúp nắm bắt được tâm lý “risk-on” trên thị trường:

Sự đồng điệu của nhiều thị trường

Chỉ số equal-weighted MSCI World Index (các thị trường có tỷ trọng bằng nhau) cũng ở mức cao nhất mọi thời đại

Chỉ số MSCI World Index đang giao dịch ở gần mức cao kỷ lục, nhưng có lẽ điều quan trọng hơn đối với những “chú bò” là thực tế rằng chỉ số equal-weighted MSCI World Index (các thị trường có tỷ trọng bằng nhau) - một thước đo tốt hơn về những gì mà cổ phiếu của thị trường phát triển “trung bình” đang làm - cũng ở mức cao nhất mọi thời đại. Điều đó cho thấy nhịp tăng gần đây không chỉ là do một vài quốc gia có vốn hóa lớn, mà nhìn chung thị trường chứng khoán các nước cùng tăng đều.

Các chính sách nới lỏng

Thước đo của Goldman Sachs Group Inc cho thấy điều kiện thị trường đang ở mức nới lỏng nhất trong lịch sử

Các thị trường, đặc biệt là ở Hoa Kỳ, tiếp tục cảm nhận được dư âm của những chương trình kích thích tài khóa và tiền tệ chưa từng có trong đại dịch. Một thước đo của Goldman Sachs Group Inc. sử dụng các biến số như lãi suất, thị trường ngoại hối, tín dụng và cổ phiếu đang ở gần với mức thấp nhất của nó. Điều đó cho thấy điều kiện thị trường đang ở mức nới lỏng nhất trong lịch sử.

Việc lựa chọn Janet Yellen cho chức Bộ trưởng Tài chính ngầm ám chỉ việc ủng hộ chinh sách lãi suất thấp trong dài hạn, gói kích thích tài khóa lớn hơn, trong khi Fed và Bộ Trài chính ngày càng tiến gần với nhau hơn như một tổ chức cùng chí hướng", chiến lược gia Charlie của Nomura Holdings Inc. McElligott. “Các điều kiện tài chính lỏng lẻo là một nhiệm vụ ‘bất thành văn’ của Fed và các ngân hàng trung ương toàn cầu."

“Nhỏ mà có võ”

Các cổ phiếu vốn hóa nhỏ gần như đã xóa sạch mức sụt giảm sau đại dịch

Kết quả khả quan từ ít nhất 3 ứng cử viên vắc-xin Covid-19 đã mang đến một loạt vị thế đặt cược vào sự mở cửa trở lại của nền kinh tế toàn cầu. Điều đó có thể được nhìn thấy trong việc hiệu suất hoạt động vượt trội của các công ty nhỏ hơn, khi chúng đã tăng vọt so với các đối thủ lớn trong tháng này và gần xóa sạch đà giảm sau đại dịch, theo thước đo từ MSCI Inc. Xu hướng của các cổ phiếu vốn hóa nhỏ thường được xem là một chỉ báo của sức mạnh nền kinh tế toàn cầu.

Lo ngại về biến động mạnh cuối năm đã tan biến

Kỳ vọng về biến động mạnh vào thời điểm cuối năm do kết quả bầu cử tranh chấp đã tan biến

Những kỳ vọng về một cuối năm đầy biến động do cuộc bầu cử tranh chấp ở Hoa Kỳ đã tan thành mây khói trong bối cảnh quá chình chuyển giao quyền lực cho Tổng thống đắc cử Joe Biden chính thức bắt đầu. Mức chênh lệch giữa hợp đồng tương lai chỉ số Cboe Volatility Index tháng 12 và tháng 1, vốn đã tăng vọt vào đầu tháng 11, đã giảm trở lại vùng tiêu cực.

Thị trường trái phiếu vẫn tỏ vẻ thận trọng

Đường cong lợi suất TPCP Mỹ chưa cho thấy mức độ hưng phấn như thị trường chứng khoán

Tuy nhiên, không phải mọi loại tài sản đều thể hiện mức độ hưng phấn như nhau. Thị trường Trái phiếu chính phủ Mỹ vẫn tương đối thận trọng trước những tin tức “bullish” về vắc-xin và đường cong lợi suất của TPCP Hoa Kỳ – nhẽ ra sẽ dốc lên do kỳ vọng tăng trưởng kinh tế khả quan – lại vẫn ở mức thấp hơn nhiều so với mức đỉnh tình từ đầu năm cho đến nay.

Broker listing

Thư mục bài viết

Cùng chuyên mục

Bắc Kinh chuẩn bị kích thích kinh tế khi tăng trưởng suy yếu và áp lực từ Mỹ gia tăng
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Bắc Kinh chuẩn bị kích thích kinh tế khi tăng trưởng suy yếu và áp lực từ Mỹ gia tăng

Bộ Chính trị Trung Quốc dự kiến nhóm họp cuối tháng này để đánh giá triển vọng kinh tế và khả năng đẩy nhanh thực thi các biện pháp hỗ trợ. Tăng trưởng quý II được dự báo suy yếu do ảnh hưởng từ thuế quan Mỹ và tiêu dùng giảm tốc. Giới phân tích cho rằng Bắc Kinh có thể mở rộng kích thích để giữ vững mục tiêu tăng trưởng khoảng 5% trong năm nay.
IMF: Châu Á có thể cắt giảm lãi suất để ứng phó cú sốc thuế quan từ Mỹ
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

IMF: Châu Á có thể cắt giảm lãi suất để ứng phó cú sốc thuế quan từ Mỹ

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết các ngân hàng trung ương ở châu Á hiện có dư địa để hạ lãi suất, nhằm hỗ trợ nhu cầu trong nước và giảm bớt tác động từ căng thẳng thương mại toàn cầu, trong bối cảnh khu vực này có nền tảng vững chắc hơn nhiều so với thời kỳ khủng hoảng tài chính châu Á.
Ông Trump 'lạm quyền' sa thải hai ủy viên FTC, nguy cơ mở ra 'kẽ hở chính trị' trong các cơ quan giám sát độc lập
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Ông Trump 'lạm quyền' sa thải hai ủy viên FTC, nguy cơ mở ra 'kẽ hở chính trị' trong các cơ quan giám sát độc lập

Hai ủy viên của Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) đang kiện chính quyền Tổng thống Donald Trump sau khi bị bất ngờ sa thải dù nhiệm kỳ chưa kết thúc. Nhưng đây không chỉ là câu chuyện cá nhân – theo họ, đây là dấu hiệu cảnh báo nghiêm trọng cho tương lai của nền kinh tế Mỹ, nếu các cơ quan giám sát độc lập bị biến thành công cụ chính trị.
Nhật Bản không đề cập đến mục tiêu tỷ giá trong cuộc gặp với ông Bessent
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Nhật Bản không đề cập đến mục tiêu tỷ giá trong cuộc gặp với ông Bessent

Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Katsunobu Kato xác nhận rằng vấn đề mục tiêu tỷ giá hối đoái cụ thể hoàn toàn không được đề cập trong cuộc hội đàm hôm thứ Năm với Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Scott Bessent, mặc dù ông đã kiên quyết thúc giục phía Mỹ xem xét lại các biện pháp thuế quan.
Cấm công nghệ Trung Quốc, Mỹ có đang "gậy ông đập lưng ông"?
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Cấm công nghệ Trung Quốc, Mỹ có đang "gậy ông đập lưng ông"?

Tháng 5/2019, Bộ Thương mại Mỹ đưa Huawei và 68 công ty liên kết vào "Danh sách công ty bị kiểm soát", hạn chế nghiêm ngặt quyền tiếp cận công nghệ Mỹ. Lo ngại kéo dài hơn 20 năm về nguy cơ gián điệp và phá hoại từ Huawei đã được đẩy lên cao trào trong kỷ nguyên 5G, khi ngày càng nhiều thiết bị và hạ tầng quan trọng kết nối qua phần cứng của hãng này. Không dừng ở biện pháp trong nước, Mỹ còn phát động chiến dịch toàn cầu nhằm thuyết phục các quốc gia khác loại bỏ Huawei khỏi hệ thống của họ.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ